Đời sống

4 sai lầm thường gặp khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Viêm tai giữa là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị sớm hiện tượng viêm sẽ nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khiến bệnh của trẻ chẳng những không khỏi mà còn nặng hơn.

Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ ngày càng còi cọc / 4 quan niệm sai lầm khi ăn trứng bạn phải bỏ ngay

Tự ý điều trị viêm tai giữa trước khi đi khám bệnh

Nhiều trẻ em khi có dấu hiệu viêm tai giữanhưng không được cha mẹ đưa đi khám bệnh ngay mà chủ quan tìm cách điều trị tại nhà.

Các biện pháp điều trị tại nhà như sử dụng oxy giàrửa tai; sử dụng kháng sinh nhỏ tại chỗ… Nhưng nhiều người không biết rằng việc tự ý sử dụng oxy già và không đúng cách có thể dẫn đến tác dụng phụ gây bỏng, chít hẹp ống tai.

Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh, kháng viêm, giảm đau… tuy được chỉ định khá rộng trong điều trị viêm tai giữa nhưng phải dùng phù hợp với từng độ tuổi và từng giai đoạn của bệnh.

Sử dụng kháng sinh đường uống cũng cần đúng loại và đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng thuốc không có tác dụng điều trị bệnh mà còn làm vi khuẩn kháng thuốc, gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Thậm chí trong thực tế lâm sàng còn gặp không ít trường hợp phụ huynh nghiền nhỏ viên kháng sinh thành bột và rắc vào tai của trẻ. Việc làm này hết sức sai lầm, bởi bột thuốc có thể gây bít tắc, việc dẫn lưu mủ ra ngoài tai khó khăn, do đó tình trạng viêm tai có thể nặng hơn, mủ chảy ngược vào trong gây thủng màng nhĩ, gây viêm và phá hủy phần xương chũm dẫn đến biến chứng nội sọ...

4 sai lầm thường gặp khi điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Chỉ khám chữa khi bệnh đã nặng

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ khi thấy những biểu hiện ban đầu vềbệnh viêm tai giữa ở trẻ nhưng lại quá thờ ơ với sức khỏe của con phải đợi đến khi bệnh tình nặng không thể tự hết mới mang trẻ đi khám. Như đã nói, bệnh viêm tai giữa nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ nhanh hết bệnh nhưng nếu để bệnh trở nặng và biến chứng vừa khó chữa trị lại có thể gây những hậu quả đáng tiếc.

Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng

Khi trẻ bị viêm tai giữa, cơ thể trẻ thường rất khó chịu nên biếng bú, không chịu ăn. Nếu trong thời gian này mẹ không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con thì sẽ khiến quá trình hồi phục lâu hơn, hệ miễn dịch suy yếu và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ sau này.

Cho bé ăn đầy đủ nhưng không ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 lần ăn mà nên phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.

 

Trẻ em bị viêm tai giữa cần ănđầy đủ 4 nhóm chất là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất qua những thực phẩm như thịt, cá, trứng sữa, rau củ quả và ngũ cốc...Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và uống nhiều nước.

Chăm sóc tai mũi họng sai cách

Việc chăm sóc tai mũi họng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định trẻ có nhanh chóng khỏi bệnh không. Một số sai lầm mẹ thường mắc phải khi chăm sóc con trong quá trình điều trị tai mũi họng:

Không rửa mũi, súc họng cho trẻ mà chỉ chăm vào việc chăm sóc tai. Bởi lẽ đường tai mũi họng có liên quan mật thiết với nhau, vi khuẩn không chỉ lưu trú trong tai gây bệnh mà còn có thể di chuyển vào mũi, họng gây cảm sốt, viêm amidan...

Để trẻ hít phải bầu không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn, nếu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm hơn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm