4 tác dụng phụ đáng sợ của rau ngải cứu
Lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường / 4 dấu hiệu nhìn thấy trên cơ thể coi chừng mỡ máu cao
Gây ngộ độc
Nếu dùng với liều 3 - 5g ngải cứu khô (9 - 15g ngải cứu tươi), có thể giúp kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, cho bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nhưng nếu bạn dùng liều cao và thường xuyên có thể phản tác dụng hoặc bịngộ độc.
Biểu hiện của ngộ độc thông thường là miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng nửa giờ do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính, sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn…
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh hưởng thần kinh
Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ươngcủa bạn có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể khiến chân tay co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt do các tế bào não bị tổn thương. Sau khi được điều trị, bạn vẫn có thể phải hứng chịu một số di chứng về mất trí nhớ, ảo giác...
Dễ gây sảy thai trong 3 tháng đầu
Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, phụ nữ có thai nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Gây co giật
Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…
Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.
Nên ăn rau ngải cứu thế nào cho tốt?
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.
Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ