Đời sống

4 thời điểm mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước

Trong giai đoạn 3 tháng đầu đời mẹ cho trẻ uống nước có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

6 lý do khiến bạn luôn mệt mỏi / Ghi nhớ điều này bạn sẽ luôn mặc đẹp dù ở bất cứ đâu

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

4 thời điểm mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước

Ảnh minh họa.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu đời, mẹ không cần phải cho trẻ sơ sinh uống nước. Nó có thể gây ngộ độc và ảnh hưởng đến tim cũng như não bộ của trẻ. Hơn nữa, nước sẽ khiến bé no và không thể tiếp nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Thời điểm từ 4-6 tháng, bổ sung một chút nước cho trẻ có thể không gây hại. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ không thật sự cần phải uống nước. Sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng và nước cho con.

Uống nước ngay sau khi vận động nhiều

Nhiều bậc cha mẹ thấy con nô đùa đổ nhiều mô hôi nên nghĩ rằng bé cần phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, uống nước một cốc nước lớn sau khi vận động nhiều sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị đau bụng, nôn trớ.

Mẹ nên để bé nghỉ khoảng 15 phút rồi mới uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ để tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

 

Sau khi ăn

Việc cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn là không phù hợp, dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Sau khi ăn xong, trong dạ dày của trẻ có rất nhiều thức ăn, lúc này việc nạp quá nhiều nước có thể khiến dạ dày của trẻ khó chịu. Ngoài ra, nước sẽ làm loãng axit trong dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn bình thường. Nên tránh cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn, nếu muốn uống nhiều nước thì có thể thực hiện sau khi ăn 20 phút.

Trước khi đi ngủ

Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là không phù hợp, vì dù sao các cơ quan trên cơ thể con người cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu uống quá nhiều, chắc chắn sẽ gây gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày của trẻ, đồng thời gây tích tụ thức ăn và các vấn đề khác.

Trẻ uống bao nhiêu nước trong ngày thì đủ

 

Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :

Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10)

Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml.

Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.

Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.

 

Thạc sĩ Hải cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực... Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm