Đời sống

4 triệu chứng ở vùng rốn cảnh báo sớm bạn đang mắc bệnh, nên đi khám càng sớm càng tốt

Nếu như vùng rốn của bạn xuất hiện 1 trong 4 dấu hiệu này nên có kế hoạch đi kiểm tra sức khỏe để có hướng điều trị kịp thời.

Triệu chứng báo hiệu ung thư vòm họng không thể coi thường / Những triệu chứng bất thường sau sinh phụ nữ cần đặc biệt chú ý

Bạn thấy đau trong rốn

Nếu bạn cảm thấy mình thường xuyên cảm thấy đau ở rốn, đặc biệt là phần bên trong rốn là biểu hiện của bệnh viêm tụy. Những bệnh nhân đau tuyến tụy thường đi kèm các triệu chứng đặc trưng như sốt, nhịp tim nhanh bất thường, chướng bụng, đau hoặc sưng rốn.

Đặc biệt, nếu bạn bị viêm tụy mãn tính thì cơn đau ở rốn sẽ không bao giờ khỏi hẳn, tốt nhất là nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục.

Thường xuyên đau xung quanh rốn

Nếu bạn thường xuyên bị đau ở khu vực quanh rốn thì đây có thể biểu hiện của viêm ruột thừa giai đoạn nặng hoặc đã chuyển sang viêm phúc mạc, vỡ ruột thừa và đã có tình trạng nhiễm trùng.

20190730_090532_625353_dau-giua-bung.max-800x800-1-660x400
Ảnh minh họa.

Căn bệnh này thường bắt đầu với triệu chứng đau bụng, nhất là vùng xung quanh rốn. Cơn đau sẽ trầm trọng hơn mỗi khi di chuyển, bao gồm cả đi bộ nhẹ nhàng và đau nặng khi ho. Bệnh viêm phúc mạc là tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm và có thể gây tử vong, hãy đến gặp bác sĩ để khám chữa trị càng sớm càng tốt cho sức khỏe.

Cảm thấy đau trên rốn

Nếu như bạn bị đau trên rốn thì rất có thể bạn gặp một số các bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày, viêm loét thành dạ dày… thường gây ra những cơn đau ở bờ trên rốn và vùng xung quanh.

Nhất là khi bạn thường xuyên cảm thấy đau khi đói hoặc ăn no, sau khi ăn các thực phẩm chua hoặc cay, bị stress… Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như: đầy bụng, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa...

photo-1-1630990487299206012020

Bạn đau khu vực dưới rốn

 

Nếu bạn bị đau ở khu vực dưới rốn thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi bạn mắc bệnh thận, ngoài triệu chứng đi tiểu bất thường, phù nề chân tay, huyết áp cao còn đi kèm các cơn đau ở bờ dưới của rốn và vùng quanh đó. Khi bệnh trầm trọng, rốn có thể bị sưng, vùng da quanh rốn sậm màu hơn hoặc cứng lại bất thường.

Để phòng tránh bệnh tật, các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên xoa bóp vùng rốn. Bạn hãy chồng bàn tay lên nhau, lòng bàn tay hướng xuống dưới rốn sau đó xoa chậm theo chiều thuận kim đồng hồ khoảng 30 vòng rồi ngược lại. Bạn chỉ cần làm trung bình 10-15 phút mỗi ngày sẽ thấy sức khỏe của mình vô cùng khác biệt.

Khi bạn thấy mình bị đau ở những vị trí này quanh khu vực rốn thì nên đi kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện ra bệnh tình kịp thời và có hướng điều trị phù hợp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm