Đời sống

5 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận hiệu quả, cha mẹ thông thái nên ghi nhớ

Làm cách nào để kiềm chế cơn giận hiệu quả cho trẻ, cha mẹ hãy áp dụng ngay những mẹo dưới đây.

Dạy con trai thành tài: Tránh đòn roi, quan trọng nhất là rèn tự lập / Cha mẹ thông minh nên dạy con 3 thói quen này: Con lớn lên dễ thành công

Dạy trẻ nhận biết cảm xúc

Trẻ con thường nổi cáu khi không thể diễn tả cảm xúc của mình. Một đứa trẻ không thể nói mình đang nổi nóng sẽ la hét để bạn thấy nó đang giận. Hay một đứa trẻ không biết mình đang buồn có thể sẽ gây chuyện để cha mẹ chú ý.

Hãy bắt đầu dạy con những cảm xúc cơ bản như vui buồn giận sợ. Hãy nói: “Con đang giận à?” để con bạn biết mình đang cảm thấy thế nào. Dần dần, chúng sẽ học được cách ghi nhận cảm xúc. Khi con bạn hiểu hơn về cảm xúc bản thân và biết cách miêu tả chúng rồi, hãy dạy con những từ phức tạp hơn như bực bội, thất vọng, lo lắng và cô đơn.

Ảnh minh hoạ.

Làm chúng phân tâm

Nhìn quanh căn phòng và nói, “Ô nhìn kìa! Không biết có gì ở trên đó kìa! Hình như là có …” (và bạn hãy đưa ra một số thứ mà trẻ yêu thích trong câu nói đó). Bạn có thể giải quyết các hành vi mình bịa ra sau đó, nhưng ở thời điểm hiện tại, sử dụng sức mạnh của phân tâm để thay đổi trạng thái cảm xúc của chúng.

Ôm chúng

Thông thường, ăn vạ là dấu hiệu của một đứa trẻ không nhận được sự quan tâm và tình cảm mà chúng đang tìm kiếm. Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm khi bỏ qua cơn nóng giận của con, mà thực chất chúng chỉ nhằm mục đích thu hút sự chú ý của mọi người, khiến cơn giận của trẻ càng trở nên trầm trọng. Đôi khi một cái ôm đơn giản có thể làm dịu tình hình và mang lại bình tĩnh và hòa bình.

Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận

 

Thi thoảng những đứa trẻ sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng.

Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.

Phạt con khi cần thiết

Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm