Đời sống

5 điều cấm kỵ khi ăn thịt chim bồ câu cần tránh ngay kẻo sinh độc

Trong Đông y, món thịt chim bồ câu được xem là một trong những vị thuốc cực tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi tiêu thụ loại chim này cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh sinh độc hoặc lãng phí dinh dưỡng.

Chỉ 1 nắm muối ăn sạch bóng nhà cửa, bạn hãy thử ngay! / Loại rau BS Nhật khen là ‘nhân sâm’, đem ngâm giấm giúp giảm cân, ngừa K: Việt Nam bán nhiều và rẻ

Cho chim bồ câu kết hợp với thịt lợn, nấm đầu khỉ

Trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng mà còn tránh sinh ra độc tố.

Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108), chim bồ câu không nên ăn với thịt lợn bởi dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, gây chướng bụng, có hại cho sức khỏe.

Đồng thời, khi ăn thịt bồ câu bạn cần tránh kết hợp cùng với nấm đầu khỉ, cá diếc, tôm vì có thể gây phản ứng dị ứng, đầy hơi, chướng bụng hay nổi mề đay.

5 điều cấm kỵ khi ăn thịt chim bồ câu cần tránh ngay kẻo sinh độc

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ăn quá nhiều chim bồ câu trong một thời điểm

Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám đa khoa Thiên Nam) cho hay, thịt chim bồ câu rất tốt để bồi bổ sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con. Nguyên nhân bởi hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên có chế độ ăn cân bằng cùng các thực phẩm bổ dưỡng khác.

Người thể trạng nóng, đang bị sốt, huyết áp cao... vẫn ăn nhiều chim bồ câu

Chim bồ câu giàu dinh dưỡng nên bị hiểu lầm rằng phù hợp với tất cả những ai có sức khỏe yếu. Thực tế, thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng đạm rất cao, gây nóng trong nên không phải ai cũng ăn được. Nó thích hợp với những người có thể chất lạnh.

Còn người có thể trạng nóng trong, đang bị sốt, cao huyết áp... nếu ăn thịt chim bồ câu sẽ làm tăng sự khó chịu trong cơ thể, làm phản tác dụng của món ăn.

 

Đặc biệt, đối tượng có ham muốn tình dục mạnh mẽ không nên ăn nhiều các món chế biến từ thịt bồ câu, bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong món thịt này có thể sẽ làm ham muốn tình dục tăng cao hơn nữa, khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu.

Cho trẻ sơ sinh ăn thịt chim bồ câu

Thịt chim bồ câu được coi là "thượng phẩm" đối với dinh dưỡng trẻ nhỏ, giúp bé cao lớn, thông minh hơn. Tuy nhiên, loại thịt này dành cho bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên chứ không sử dụng cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, xương của chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ, phụ huynh nên chú ý loại bỏ trong quá trình chế biến thịt cho bé.

Một số thực đơn và bài thuốc chữa bệnh từ thịt chim bồ câu

Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh:

 

Bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch, cho vào nồi cùng hoàng tinh, kỷ tử, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; đun nhỏ lửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.
Bồ câu hầm: Bồ câu 1 con. Làm sạch, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; hầm nhừ. Dùng cho người bệnh sốt rét lâu ngày.

Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc:

Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làm sạch; tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.

Bồ câu hầm qui bản, miết giáp, bá tử nhân, đại táo:

Bồ câu 1 con, miết giáp 15g, qui bản 15g, bá tử nhân 15g, đại táo 30g (khoảng 10 quả). Bồ câu làm sạch. Qui bản, miết giáp nướng và đập vụn. Nấu miếp giáp, quy bản, bá tử nhân lấy nước, bỏ bã. Dùng nước dược liệu nấu với chim câu, thêm đại táo và gia vị thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng cho phụ nữ huyết hư âm hư, da xanh, thiếu máu, hay xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm, bế kinh, kinh khí ít.

 

Trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo:

Trứng bồ câu 2 – 4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn 30g, kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua, bóc bỏ vỏ, hầm cách thuỷ với các vị thuốc. Nếu không có trùng thảo thì hầm trứng bồ câu với 3 dược liệu trên cũng được. Chữa thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.

Chữa đái tháo đường:

Chim câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g, mộc nhĩ trắng 15g. Chim câu làm sạch, chặt nhỏ; nấu với các dược liệu đến chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, 1 lần trong ngày.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm:

 

Bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 20g, kỷ tử 25g. Bồ câu làm sạch, mổ moi bỏ nội tạng, rửa sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào trong bụng. Hấp cách thủy 1 giờ, ăn thịt chim và nước. Dùng 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm