Đời sống

5 điều người bị tiểu đường cần làm trong mùa Đông

Bệnh tiểu đường thường khó kiểm soát hơn khi vào mùa Đông, đặc biệt việc chế độ ăn uống thay đổi cũng khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Tự làm son dưỡng môi tại nhà bằng mật ong / Cách "xử lý" móng tay ngả vàng đơn giản nhất

Luôn giữ ấm bàn tay
giu am tay

Ảnh minh họa.

Bàn tay là nơi tiếp xúc với các đồ vật và nhiệt độ thấp của thời tiết nhiều nhất chính vì vậy đây cũng là bộ phận cần lưu ý nhất. Khi kiểm tra đường huyết vào mùa đông, bạn nên tránh để tay quá lạnh, tốt nhất nên duy trì cho bàn tay ấm, nếu bàn tay cóng tốt nhất nên làm ấm dần, như vậy chỉ số đo được mới chính xác.

Nếu bạn ở ngoài trời lâu các đầu ngón tay thường đỏ hoặc rát gây ngứa, việc này cũng không tiện cho quá trình đo đường huyết.

Chú ý đến đôi bàn chân
1

Ảnh minh họa.

Trong mùa đông, đôi bàn chân của người bệnh tiểu đường cần nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Độ ẩm sẽ có xu hướng giảm xuống trong suốt mùa đông, và có thể sẽ gây ra tình trạng khô da. Do vậy, hãy kiểm tra đôi bàn chân hàng ngày, dưỡng ẩm chân ngay sau khi tắm và bảo vệ chân bằng giày/bốt khô và ấm.

Nếu chức năng tuần hoàn của bạn kém và có các bệnh lý về thần kinh ngoại biên, bạn có thể không thực sự cảm nhận được nhiệt độ lạnh thông qua bàn chân. Do vậy, nguy cơ bị loét, nhiễm trùng và hoại tử chân ở người bệnh tiểu đường trong mùa đông sẽ cao hơn.

 

Không bỏ bữa để giảm calo
che do an

Ảnh minh họa.

Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu không đói vào bữa tối, bạn có thể giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để để phòng thèm ăn vào ban đêm. Nhớ là bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…

Tập luyện thường xuyên
tap luyen deu dan

Ảnh minh họa.

Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.

Dự phòng nhiễm trùng

Đối với bệnh tiểu đường, khi bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm đôi khi sẽ gây ra một số tác động đến sức khỏe. Đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng có thể dự phòng được như cúm hay viêm phổi có thể sẽ diễn biến rất nhanh và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến nhiễm xeton axit. Do vậy, với người tiểu đường, vào mùa đông chính là tránh tiếp xúc với những người bị ốm và thường xuyên rửa sạch tay để dự phòng các bệnh dễ lây nhiễm.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm