Đời sống

5 'không' khi ăn cà chua ai cũng phải biết

Cà chua là loại quả chứa nhiều vitamin A đặc biệt tốt cho sức khỏe nhưng phải ăn đúng cách.

Thói quen sống đáng học hỏi của người Nhật giúp trẻ lâu, sống thọ / Nguy cơ thối chân, biến dạng khớp từ loại nước uống yêu thích của nhiều người

Trong cà chua được tìm thấy hàm lượng vitami A khá cao, trung bình cứ 100g cà chua chín sẽ đáp ứng được 13% hàm lượng vitamin A cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B1, B6, Vitamin C có trong cà chua rất nhiều và một hàm lượng vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể như: canxi, sắt, kali, phospho, magiê, nickel, cobalt, iod, các axid hữu cơ dưới dạng muối citrat, malat… rất tốt cho sức khỏe. xem thêm đầm cho người mập

cà chua
Cà chua chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.

Trong cà chua sản sinh ra carotene của vitamin A, chính sự bổ sung vitamin A này sẽ làm giảm thiểu khả năng phát sinh chứng tiêu chảy cũng như giảm hẳn tỉ lệ tử vong do tiêu chảy. Các bác sĩ Trung y cho rằng cà chua có tính hàn (lạnh) nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, bổ máu và có công hiệu kích thích sự thèm ăn. Cà chua được mệnh danh là “kho vitamin” với lượng vitamin P, vitamin C phong phú và dồi dào. Loại quả này còn chứa một lượng lớn khoáng chất và nguyên tố vi lượng rất bổ ích cho giai đoạn dậy thì của trẻ.

Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, gải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hoá tốt. Sắc tố lycopen có trong cà chua, đặc biệt là ở vỏ, cùng với beta-caroten được xem là những chất chống ôxy hóa mạnh, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen đặc biệt còn giúp ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ rất cao, vì thế cần bổ sung thường xuyên cho những người già.

Không nên ăn hạt cà chua

cà chua
Bạn nên bỏ hạt cà chua trong quá trình nấu ăn.

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

Không ăn cà chua khi đói

 

Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

Không ăn cà chua trước bữa ăn

Cà chua chứa một lượng lớn axit oxalic. Ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu khác. Vì vậy bạn nên ăn cà chua sau bữa ăn, bởi vì các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn, do đó, nồng độ axit trong dạ dày sẽ giảm, nó sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.

Không ăn cà chua xanh

Khi quả cà chua còn xanh, chưa chín, các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

 

Không ăn cà chua nấu quá kỹ hoặc chế biến lại

Nếu cà chua đã được nấu chín trong một thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị ban đầu của nó sẽ bị mất. Ngoài ra, nếu bạn ăn cà chua đã bị mất hết chất dinh dưỡng, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đó là rất nguy hiểm đối với cơ thể con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm