Đời sống

5 loại khẩu nghiệp sẽ giết chết tiền đồ của bạn, thậm chí có thể khiến bạn đau khổ day dứt cả cuộc đời

Trong Đạo Phật, “khẩu nghiệp” là loại nghiệp nặng nhất của chúng sinh. Tu được cái miệng là tu hơn nửa đời người, rất nhiều người trong cuộc sống hàng ngày vẫn đang vô thức mắc phải “khẩu nghiệp” mà không hề hay.

Phật dạy: Khi đánh mất tất cả, không được nói 3 điều sau mới có thể cải vận, ngẩng cao đầu với trời đất / Đức Phật chỉ ra tội ác nhận quả báo ghê rợn nhất mà con người phải gánh chịu sau khi mất

Lời nói chẳng mất tiền mua nhưng lại có thể gây ra những quả báo vô cùng đáng sợ. Dù bạn tâm niệm rằng chỉ là lời ăn tiếng nói, “lời nói gió bay” thì quan trọng gì, nhưng sự thật thì khẩu nghiệp (là một trong những nghiệp nặng nhất theo lời phật dạy) có thể dẫn đến những hậu quả cực nghiêm trọng.

Nó sẽ dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi phiền não… Một lời nói vô tình có thể làm bạn và người khác đau khổ day dứt cả cuộc đời.

Dù bạn tâm niệm rằng chỉ là lời ăn tiếng nói, “lời nói gió bay”, nhưng sự thật thì khẩu nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả cực nghiêm trọng.

Empty

Ảnh minh họa

Chính vì vậy, bạn nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Nếu bạn đã từng nói những điều trong 5 loại khẩu nghiệp dưới đây thì hãy nhanh chóng dừng lại, đừng để xảy ra hậu họa, khiến bạn có thể ân hận cả đời.

1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không

Phàm ở đời, những người đặt điều dựng chuyện, nói lời gian dối thường được xem là hiện thân của quỷ, khi chết sẽ phải xuống địa ngục. Những người này đồng thời cũng là căn nguyên của mâu thuẫn, thị phi.

Bởi vậy mới có câu: “sự thông minh sáng suốt nhất đó chính là sự thật”. Dù bạn có cho rằng lời nói dối vô thưởng vô phạt của mình cũng không hề làm hại đến ai thì sự thật vẫn chỉ có một, chỉ có bạn mới hiểu được rằng bản thân mình vừa nói/làm một điều sai trái với lẽ tự nhiên.

2. Nói lời lẽ thô thiển

 

Người mà hay dùng những lời bất thiện để đả kích người khác thì chính là kẻ ác.

Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng người khác, làm phương hại danh dự người khác thì tất họa sẽ từ miệng mà ra, nói lời hại người chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho mình.

Bởi vậy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.

Khi thốt ra những lời lẽ thô tục đối với người khác thì cũng là lúc bản thân bị hạ thấp, mà nói lời thiển ngữ lại còn bị tổn phước, rất không nên làm.

3. Phê bình, khen chê

 

Từ nhỏ đến lớn, chúng ta luôn sống trong môi trường bị đánh giá và đánh giá người khác. Trẻ con đi học thì bị đánh giá bằng điểm số, người lớn đi làm bị đánh giá bằng năng lực, mức lương, địa vị…

Vô hình chung những điều này sẽ sinh ra tâm lý so sánh, đố kỵ trong lòng, lâu dần sẽ tích tụ lại thành thói tham lam, tranh đoạt, khởi sinh cái ác mà chúng ta không hay.

Muốn tránh được điều này, tốt nhất nên có tâm quan sát học hỏi và tự đúc rút cho chính bản thân mình thay vì can thiệp vào những cuộc bình luận vô nghĩa.

4. Nói hai lời

Empty

Hai lời tức là lúc nói thế này lúc nói thế khác, châm ngòi ly gián, trước mặt người này nói A mà với người khác lại nói B để hai bên phát sinh mâu thuẫn.

 

Loại người này rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.

5. Nói lời lẽ khiêu khích

Người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp.

Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy.

Do vậy kinh Phật cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có 4 hạng người chúng ta nên tránh:

 

1. Hay nói lỗi kẻ khác

2. Hay nói chuyện mê tín, tà kiến

3. Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)

4. Làm ít kể nhiều.

Hãy ghi nhớ rằng, của cải làm ra bao nhiêu cũng hết nhưng những lời tâm ý sẽ trường tồn đời này qua đời khác, giá trị bạn trao đi cũng chính là những gì bạn nhận lại. Người nói lời cao đẹp, yêu thương thì trong tâm luôn cảm thấy thanh thản, bình an và ngược lại.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm