Đời sống

5 lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm

Khi bé đến tuổi ăn dặm mẹ hãy ghi nhớ những điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.

Nở rộ trào lưu chụp ảnh khoe thân ở Hàn Quốc / Top 6 nguyên liệu giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm

Cho bé ăn dặm phải lựa thời điểm thích hợp

5 lưu ý quan trọng khi cho bé ăn dặm

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ được 4-6 tháng tuổi. Tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất cần để bé bắt đầu ăn dặm, con bạn còn cần phải có khả năng ngồi vững (với sự hỗ trợ từ người lớn), quay đầu đi nơi khác và có thể nhai nuốt thức ăn tốt.

Bạn vẫn nên cho bé uống sữa mẹ/sữa bột

Trẻ em thường không thể ăn nhiều thức ăn rắn ngay lập tức. Vì vậy, hãy nghĩ rằng thức ăn rắn ở giai đoạn này sẽ là một món thêm vào, chứ không phải là sự thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hãy nhớ rằng, bạn đang tập cho bé ăn dặm chứ không phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của bé.

Hãy bắt đầu cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc

Bạn không cần phải quá cứng nhắc trong việc chọn thực phẩm rắn cho bé. Bạn có thể bắt đầu bằng ngũ cốc cho bé ăn dặm đã được tăng cường chất sắt dành riêng cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như gạo, để bé có thể dễ dàng ăn mà không xảy ra hiện tượng dị ứng như các loại ngũ cốc khác. Bạn có thể trộn chúng với sữa bột hoặc sữa mẹ cho đến khi bé quen dần với loại thức ăn mới này.

 

Ăn bao nhiêu là đủ?

Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần, bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày.

Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Dấu hiệu bé dị ứng thức ăn

 

Sau mỗi lần thử thức ăn mới, mẹ cần theo dõi phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ: chướng bụng đầy hơi, nổi ban đỏ li ti ở mặt, chảy nước mũi nước mắt, phân lỏng hoặc có nhày, ban đỏ quanh hậu môn (dấu hiệu chỉ điểm), quấy khóc, nôn hay chớ nhiều hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu kể trên thì cần ngừng thức ăn và hỏi ý kiến chuyên gia.

Để có thể nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây dị ứng, mỗi lần mẹ chỉ nên cho bé thử một loại thực phẩm và chờ ít nhất 2-3 ngày mới chuyển sang thực phẩm khác. Theo khuyến cáo của Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trong nhóm thực phẩm giàu đạm thì trứng nên được đưa vào cuối cùng vì đôi khi thực phẩm này có thể gây dị ứng. Cũng nên tránh không để bé quá ưa thích thứ thực phẩm giàu cholesterol này, chỉ nên cho ăn tối đa 3 lần mỗi tuần.

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn hoặc đặc biệt lo lắng về vấn đề này thì mẹ nên ghi nhật ký việc cho ăn dặm, điều này giúp mẹ nhận rõ bé thích món gì hơn và nhanh chóng tìm ra thủ phạm gây phản ứng bất thường ở trẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm