5 lý do khiến bạn làm gì cũng thất bại, từ giảm cân cho đến kiếm tiền
Vất vả kiếm tiền trả nợ cho chồng và sự thật đau đớn / Tiền bạc cho thấy bản lĩnh: 3 tầng kiếm tiền, bạn đang ở tầng mấy?
Không đạt được một mục tiêu có thể làm nản lòng và ngăn cản chúng ta đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa khác. Tuy nhiên, thay vì cảm thấy chán nản khi không đạt được mục tiêu ngay lập tức, những người khôn ngoan thường dành chút thời gian và suy nghĩ về lý do tại sao mình không đạt được mục tiêu đó để có thể học hỏi và phát triển từ trải nghiệm tổng thể.
Thiết lập mục tiêu thông minh là cách tốt nhất để đảm bảo chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Có một vài bước đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện để đặt ra các mục tiêu tốt hơn và sau đó đạt được chúng.
Dưới đây là 5 lý do dẫn đến bạn không đạt được mục tiêu đề ra. Khi tìm ra được lý do, bạn sẽ dễ dàng khắc phục những vấn đề đó.
1. Mục tiêu của bạn quá mơ hồ
Phần đông mọi người đặt mục tiêu quá mơ hồ. Bạn có thể nghĩ "Tôi muốn lấy lại vóc dáng" hoặc "Thật tuyệt nếu có nhiều tiền hơn trong tài khoản tiết kiệm của tôi". Điều này nghe thật tuyệt vời nhưng trừ khi bạn vạch ra mục tiêu của mình cụ thể hơn nếu không rất có thể bạn sẽ không đạt được chúng.
Các mục tiêu cụ thể rất hữu ích vì bạn sẽ biết chính xác những gì mình muốn làm, từ đó sẽ dễ dàng hình dung ra bản thân đang thực hiện nó hơn. Và cuối cùng là bắt tay vào hành động thực sự. Thay vì nói "Tôi muốn lấy lại vóc dáng", hãy thử nói, "Tôi sẽ tập thể dục ba ngày một tuần và ngừng uống soda."
Cứ như vậy, mục tiêu của bạn đã chuyển từ điều gì đó mơ hồ mà bạn muốn làm thành điều gì đó cụ thể và bạn sẽ có động lực thực hiện dễ dàng.
2. Bạn không định lượng được mục tiêu của mình
Một sai lầm phổ biến tiếp khi nói đến thiết lập mục tiêu là các mục tiêu của bạn không thể đo lường được. Bạn có thể đánh giá mục tiêu và đo lường sự tiến bộ của mình không? Nếu không, bạn nên xem lại và điều chỉnh mục tiêu ban đầu của mình.
Ví dụ: Nếu bạn nói "Mục tiêu của tôi là tiết kiệm nhiều tiền hơn", thì điều đó rất khó đo lường. "Nhiều hơn" có nghĩa là gì? Mục tiêu đó có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tự vỗ về mình vì đã tiết kiệm được 10 đô la trong khi thực sự, 10 đô la không thể mua được nhiều thứ.
Nhưng nếu bạn nói rằng mục tiêu của tôi là tiết kiệm 5.000 đô la vào mùa hè này, thì thật dễ dàng để theo dõi tiến trình đó. Bạn có thể thường xuyên kiểm tra tài khoản ngân hàng của bạn để biết mức độ gần chạm đến mốc 5.000 đô la đó.
Và trong suốt quá trình đó, bạn luôn có động lực vì thấy mình đang tiến gần đến mục tiêu đó như thế nào.
3. Bạn thiết lập các mục tiêu không thể đạt được
Đặt mục tiêu là điều rất thú vị! Bạn có thể có những kế hoạch lớn - chẳng hạn như trở thành triệu phú hoặc xây dựng ngôi nhà mơ ước của bạn. Nhưng nếu đặt tiêu chuẩn quá cao, bạn sẽ không đạt được mục tiêu của mình. Rồi bạn sẽ cảm thấy thất vọng về bản thân và kiệt sức.
Một cách dễ dàng để chống lại điều này là đặt ra các mục tiêu có thể đạt được.
Ví dụ, giả sử tôi muốn xây ngôi nhà mơ ước đó. Nếu bạn viết "Tôi muốn xây một ngôi nhà mới cho gia đình mình trong sáu tháng tới" rất có thể không phải là một mục tiêu có thể đạt được. Xây nhà cần có thời gian. Vì vậy hãy chuyển sang một mục tiêu thực tế hơn có thể là "Tôi sẽ tìm một nhà thầu và lập ngân sách."
Khi bạn đã đạt được mục tiêu đó hãy có thể suy nghĩ về phần còn lại của quá trình và quyết định mục tiêu thực tế tiếp theo có thể là gì.
Bạn có thấy sự khác biệt?
4. Bạn thiết lập các mục tiêu không liên quan đến cuộc sống của mình
Chắc chắn, bạn có thể thích ý tưởng chuyển đến Thành phố New York hoặc vùng biển Caribe. Nhưng mục tiêu đó có thực sự phù hợp với cuộc sống của bạn không? Việc đạt được mục tiêu đó có thể rất thú vị, nhưng nếu nó không giúp bạn tiến xa hơn trên con đường kế hoạch tổng thể cho cuộc đời mình, thì điều đó không thực sự đáng giá.
Đó là lý do tại sao bạn nên luôn đảm bảo rằng các mục tiêu của mình không làm lãng phí thời gian của bản thân. Mỗi mục tiêu nên có một mục đích đằng sau phù hợp.
Thay vì chuyển đến Caribe chỉ vì làn nước trong xanh trông đẹp đẽ, một mục tiêu tốt hơn có thể là, "Tôi muốn chuyển đến [thành phố] vì ở đó có rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành của tôi."
Khi đặt mục tiêu, hãy chú ý luôn đảm bảo nó phù hợp với cuộc sống của bạn.
5. Bạn không đưa ra thời hạn thực hiện mục tiêu
Thêm thời hạn cho mỗi mục tiêu bạn đặt ra là điều cần thiết. Khi bạn thêm thời hạn cho mục tiêu của mình, bạn sẽ có nhiều động lực hơn để hướng tới chúng và đảm bảo đạt được trước khi hết thời gian.
Điều này có thể hình dung như nào? Có thể hiểu đơn giản: Thay vì nói "Tôi muốn tuyển thêm hai nhân viên cho công ty của mình", hãy nói "Tôi muốn tuyển thêm hai nhân viên cho công ty của mình trong vòng 3 tháng." Khi đó, bạn sẽ có động lực hơn để theo đuổi và đạt được mục tiêu đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện