Đời sống

5 mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả chỉ sau hai ngày mà không cần dùng đến thuốc

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, gặp ở nhiều người và thường gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống. Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn chữa nhiệt miệng nhanh chóng chỉ sau hai ngày mà không cần dùng đến thuốc.

Người tiêu dùng không được mắc phải khi dùng nước rau má giải nhiệt / Loại nước giải nhiệt bạn nên uống trong mùa hè

1. Chữa nhiệt miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao, an toàn và khá lành tính. Bạn có thể dung nước muối để súc miệng hàng ngày có thể giúp giảm đau rát phần bị nhiệt và làm kho nhiệt miệng nhanh chóng. Từ đó, vết nhiệt miệng sẽ không còn cảm thấy đau và khỏi dần. Pha nước muối súc miệng thì rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo cách sau:

Bạn hòa tan khoảng 5g muối tinh với 230ml nước ấm rồi dùng nước này súc miệng khoảng 15 - 30 giây thì nhổ ra. Kh súc miệng bạn nên ngửa cổ lên, để nước muối trôi sâu vào cổ họng nhưng không được nuốt. Thực hiện từ 2 - 3 lần/ngày sẽ sớm thấy hiệu quả. Nếu không muốn tự pha, bạn có thể mua nước muối súc miệng đóng chai tại các hiệu thuốc.

cach-rua-mat-bang-nuoc-muoi-giup-danh-bay-mun-va-dep-da-201910301142573362
Ảnh minh họa.

2. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Mật ong có tác dụng rất nhiều trong việc kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng thứ cấp, giúp cho các vết nhiệt miệng không bị sưng đỏ và đau rát. Có rất nhiều cách bạn có thể sử dụng mật ong để trị nhiệt miệng hiệu quả như:

- Bôi trực tiếp mật ong lên nốt nhiệt miệng 4 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.

- Uống nước trà nóng pha thêm với mật ong mỗi ngày. Khi uống bạn nên uống từng hớp nhỏ, từ từ cho dinh dịch thẩm thấu vào vết nhiệt và đem lại hiệu quả giảm đau cũng như bớt sưng đỏ.

- Hay một cách khác, bạn có thể dùng mật ong trộng với bột nghệ, và đắp hỗn hợp này lên vết nhiệt 2 - 3 lần/ngày để thấy được hiệu quả nhanh chóng.

 

Loi-Ich-Mat-Ong-1200x676

3. Sử dụng bã chè khô để chữa nhiệt miệng

Trong lá chè có chứa chất tatin có tác dụng trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, sau mỗi lần uống chè bạn hãy giữ lại túi lọc và dùng nó để đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng từ 10 - 15 phút. Đây có thể nói là cách vô cùng đơn giản mà đem lại hiệu quả tuyệt vời, chống viêm.

ba-tra-co-tac-dung-gi-tong-hop-cac-cach-tan-dung-ba-tra-cuc-tipsnote-800x450-7

4. Chữa nhiệt miệng bằng sữa chua

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có men vi sinh lactobacillus. Một vài trường hợp, nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng là do vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Mà sữa chua sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiêu diệt vi khuẩn HP và chữa nhiệt một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn hãyăn sữa chua mỗi ngày sau mỗi bữa ăn để không chỉ giúp khỏi loét miệng mà còn rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

sua-chua-yaourt-thumbnail

5. Dùng dầu dừa để chữa nhiệt miệng

 

Dầu dừacó đặc tính kháng khuẩn rất tốt do thành phần có chứa acid lauric tự nhiên. Với các vết lở miệng, bạn nên dùng dừa sớm bôi lên các vết nhiệt để giảm đau, giảm sưng và rút ngắn thời gian lành vết thương. Để đem lại hiệu quả bạn nên sử dụng phương pháp này từ 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ý, cần hạn chế nuốt nước bọt sau khi bôi dầu dừa để nó có tác dụng bao phủ lên vị trí nhiệt miệng.

tac-dung-cua-dau-dua-1

Ngoài ra khi bị nhiệt miệng, bạn nên chú ý bổ sung các nguồn thực phẩm giúptăng cường sức đề kháng của cơ thểvà đẩy lùi các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Các loại vitamin tốt cho cơ thể gồm:Vitamin B(có trong trứng cá, sữa đậu nành, sữa gạo,...), acid folic (có trong rau chân vịt, cải xanh, măng tây,...), sắt (có trong hàu, ngũ cốc, trứng, gan gà,...), nước dừa (làm dịu vết loét),...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm