5 nguyên nhân gây nứt nẻ môi và cách khắc phục tại nhà hiệu quả
Dự đoán của bà Vanga về năm 2021: Nột năm u ám, tràn ngập các thảm họa / Giải quyết dứt điểm tình trạng môi khô
Da môi nhạy cảm và dễ kích ứng khi bị chạm vào liên tục. Những người có thói quen liếm, cắn hoặc gỡ da môi có thể khiến cho da môi bị nứt nẻ.
Ảnh minh họa
Kích ứng có thể khiến cho chúng ta muốn làm dịu bằng cách chạm vào hoặc liếm tại vùng đó, tuy nhiên hành vi này lại dễ dẫn đến chu kỳ môi bị khô, nứt nẻ. Có thể loại bỏ thói quen này bằng cách sử dụng son dưỡng môi để làm dịu, giúp chúng lành lại một cách tự nhiên.
Cơ thể bị mất nướcKhông uống đủ nước trong suốt cả ngày có thể là một trong những lý do chính khiến đôi môi bị khô và trở nên nhợt nhạt. Nên uống đủ nước để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng mất nước.
Khi ngủ thở bằng miệngKhi bị cảm lạnh, chúng ta thường bị nghẹt mũi nên thở bằng miệng có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này khiến không khí liên tục đi qua môi và khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ. Ngoài ra, những người bị ngưng thở khi ngủ và ngủ ngáy cũng thường bị khô môi vào mỗi sáng thức dậy.
Nứt nẻ môi do thời tiếtẢnh minh họa
Môi nứt nẻ cũng là kết quả đến từ các nguồn kích ứng khác như là không khí lạnh, khô hoặc nhiều gió. Thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn đến những vết cắt nơi khóe môi. Phần môi bị nẻ gây ra cảm giác bỏng rát và thậm chí khiến cho các hành động dù là đơn giản như mỉm cười hoặc nhai cũng gây đau đớn vì nó kéo căng vùng bị tổn thương.
Môi nứt nẻ do cơ thể thiếu Vitamin B2
Ảnh minh họa
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi sẽ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng... để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ.
Cách khắc phục nứt nẻ môi đơn giản và hiệu quả nhấtSử dụng nước muối
Nước muối có thể giúp giữ cho vết thương sạch sẽ khi lành lại. Thêm một thìa muối vào một cốc nhỏ nước ấm. Ngâm tăm bông hoặc bông gòn vào dung dịch và giữ nó ở vùng môi bị tổn thương.
Có thể sẽ hơi châm chích lúc đầu vì dung dịch tiếp xúc trực tiếp với vết cắt, nhưng cơn đau sẽ sớm biến mất sau vài phút.
Thường xuyên tẩy da chết và dưỡng môi
Ảnh minh họa
Nhiều người nghĩ răng môi không cần tẩy da chết nhưng điều đó hoàn toàn sai, tế bào da chết ở môi rất nhiều nếu chúng ta không thường xuyên tẩy và làm sạch dần dần các màng tế bào bám ở môi khi bôi son hoặc để lâu sẽ khiến đôi môi trở nên khô, nứt nẻ. Vì vậy, hãy thường xuyên tẩy da chết môi, chăm chỉ dưỡng cho đôi môi luôn căng mọng.
Thoa dầu dừa và oliu
Đây là những sản phẩm tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế, hãy thoa dầu dừa hoặc dầu oliu môi mỗi ngày từ 2 -3 lần để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Ảnh minh họa
Nạp đủ nước mỗi ngày là cách chống khô môi hiệu quả. Ngoài nước lọc cũng có thể bổ sung nước qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa... để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng.
Thoa mật ong lên môi
Ảnh minh họa
Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể sử dụng để chữa khô môi. Hãy thoa mật ong lên môi, để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi. Thực hiện 2 lần/ngày và liên tục trong 1 tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích