5 thói quen khi nấu cháo của mẹ khiến con còi cọc, chậm lớn
5 thời điểm "vàng" nên uống nước mật ong / 7 thói quen cực xấu khiến cơ thể yếu đi từng ngày, hãy bỏ ngay để sống thọ, sống khỏe
Giai đoạn ăn dặm vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của bé. Trong giai đoạn ăn dặm bé thường ăn cháo là chủ yếu. Dù cháo là món phổ biến và tưởng chừng đơn giản nhưng có rất nhiều mẹ mắc sai lầm khi nấu cháo cho con, đôi khi làm chậm sự phát triển cũng như gây hại cho sức khỏe của bé. Dưới đây là những sai lầm mẹ nên tránh.
Nấu cháo bằng nước xương hầm
Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.
Nhưng thực tế thì việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.
Và mẹ nhớ nên bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Khẩu phần ăn đơn điệu
Theo các chuyên gia, bữa ăn cần đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất. Do đó, mẹ cần kết hợp đa dạng các nguyên liệu, chay đổi thực đơn hàng ngày và hàng tuần để cung cấp đủ chất cho bé, đồng thời ngừa biếng ăn.
Chế độ ăn chưa hợp lý về lượng lẫn chất sẽ gây ra tình trạng trẻ không có đủ nguồn dinh dưỡng và năng lượng để cơ thể phát triển toàn diện. Ví dụ, thiếu canxi khiến trẻ sau này thấp còi, khó ngủ, men răng yếu. Thiếu chất béo sẽ không đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt (1g chất béo cung cấp 9kcal, gấp đôi protein và tinh bột), làm cơ thể uể oải, não bộ trì trệ, đồng thời không hấp thu được các vitamin D, A, E, K tan trong dầu mỡ để phát triển chiều cao và xây dựng hệ miễn dịch tốt.
Kiêng dầu ăn cho bé
Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng khi cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, hay khiến bé không thể nào hấp thụ được dưỡng chất. Những điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ….
Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.
Hâm lại cháo/bột nhiều lần
Ít cha mẹ biết rằng, khi cháo/bột được hâm lại, lượng dinh dưỡng trong thức ăn sẽ mất đi dần đến gần hết và làm cháo/bột có mùi vị khó ăn. Nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra từng chén cháo để nấu riêng. Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá sống, nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt, cá sẽ không bị vón cục. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để trẻ nhận đủ chất dinh dưỡng và cũng chỉ nên nấu rau một lần.
Cho trẻ ăn quá mặn
Một sai lầm khi nấu cháo cho bé là thêm quá nhiều gia vị vào món ăn của con. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.
Nhiều mẹ khi nấu cháo cho bé có tư tưởng nêm nếm “vừa miệng” ….mẹ. Nhưng thực tế, đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì điều này sẽ khiến còn dễ bị đau bụng và khó chịu ở dạ dày bé. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.
Mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẵn như khoai tây chiên giòn, bim bim, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…để tránh việc bé bị nạp quá nhiều muối vào cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Dù đắt đến mấy cũng nên mua '6 loại rau' này, dư lượng thuốc trừ sâu về cơ bản gần như bằng 0
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Tử vi tuổi Dậu tháng 11/2024: Thách thức đan xen cơ hội, hãy vững vàng và tích cực