5 vấn đề sức khỏe thường xuất hiện sau tuổi 50
Uống trà tốt cho sức khỏe, tăng cường miễn dịch / Cách uống mật ong cải thiện sức khỏe, làm đẹp
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ của người dân trên toàn thế giới đang ngày càng gia tăng. Cho tới năm 2030, cứ 6 người dân thì sẽ có 1 người thọ trên 60 tuổi và số người dân sống thọ ở độ tuổi này trên toàn thế giới sẽ là 1,4 tỷ người. WHO cho biết đến năm 2050, số người sống thọ trên 60 tuổi trên thế giới sẽ tăng lên gần gấp đôi, đạt 2,1 tỷ người.
Tuổi thọ gia tăng sẽ kéo theo các vấn đề sức khỏe liên quan tới lão hóa. PGS.TS Renuka Tipirneni, một bác sĩ nội, Khoa Y học Đa khoa, Đại học Michigan (Mỹ), cho biết: “Những gì mà chúng tôi thấy đó là các vấn đề sức khỏe mạn tính thường được phát hiện bắt đầu từ tuổi 50”.
Việc phát triển các tình trạng sức khỏe này tùy thuộc vào gene, lối sống, chủng tộc và một số yếu tố khác. Theo WHO, có một số người 80 tuổi nhưng lại có độ tuổi sinh học và tinh thần tương đương với những người 30 tuổi, trong khi một số người khác lại gặp các vấn đề về sức khỏe từ rất sớm.
Một nghiên cứu được đăng tải vào năm 2017 trên Tạp chí Frontiers in Public Health cho biết thêm tuổi thọ tăng sẽ kéo theo việc nhiều người sẽ mắc nhiều vấn đề sức khỏe cùng một lúc. “62% những người Mỹ trên 65 tuổi mắc nhiều hơn 1 bệnh mạn tính. Đồng thời, tỷ lệ mắc nhiều bệnh mạn tính đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là bệnh tiểu đường, do dân số già đi”, nghiên cứu nhấn mạnh.
Dưới đây là 5 trong số những vấn đề sức khỏe phát triển mạnh sau tuổi 50 mà mọi người nên chú ý.
1. Huyết áp caoĐo huyết áp (Ảnh: Shutterstock)
Theo một thống kê, có hơn 70 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, đau tim, bệnh thận và các vấn đề khác có thể dẫn đến tử vong.
Tăng huyết áp phổ biến hơn ở người trên 60 tuổi do sự kém đàn hồi của mạch máu. Một nghiên cứu trên Tạp chí Frontiers in Public Health cho biết: “Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, một căn bệnh mạn tính phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là bệnh điển hình ở người lớn tuổi có liên quan tới tỷ lệ tử vong rất cao cho nhóm đối tượng này”.
Các chuyên gia tại Mayo Clinic khuyên rằng những người từ 40 tuổi trở lên nên kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi năm. Nếu phát hiện triệu chứng của tăng huyết áp, việc kiểm tra định kỳ sẽ được chỉ định theo thời gian ngắn hơn.
2. Cholesterol caoCholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu. (Ảnh: Powerofpositivity)
Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Frontiers in Public Health cho biết: “Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở nhóm người lớn tuổi, mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm đi trong vòng 20 năm qua”.
Cholesterol cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu nếu không được điều trị kịp thời. Nghiên cứu cho biết xơ vữa động mạch gây viêm và tổn thương mạch máu, từ đó gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đột quỵ não, bệnh mạch máu ngoại biên, suy giảm nhận thức và tổn thương các cơ quan khác.
Cholesterol cao có thể được quản lý thông qua thay đổi lối sống và dùng thuốc. Căn bệnh này có rất ít triệu chứng, do đó cần phải xét nghiệm máu để được chẩn đoán chính xác.
Nghiên cứu trên cũng cho biết thêm thông tin quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng ảnh hưởng ít nhiều tới mạch máu và làm mạch máu mất đi sự đàn hồi.
3. Viêm khớpViêm khớp là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. (Ảnh: Shutterstock)
“Viêm khớp là một bệnh mạn tính phổ biến thứ 2 ở người lớn tuổi tại Mỹ và là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đau mạn tính và tàn tật”, nghiên cứu trên Tạp chí Frontiers in Public Health cho hay.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 52% người 85 tuổi bị viêm khớp và bệnh này gặp ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.
PGS Tipirneni gọi viêm khớp là căn bệnh khiến sức khỏe bị ‘hao mòn’ đáng kể. “Viêm khớp có thể trầm trọng hơn ngay cả ở những bệnh nhân chưa đến 50 tuổi. Tuy nhiên, ở những người từ 50 tuổi trở lên, các cơn đau do viêm khớp sẽ phổ biến hơn cả”.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp. Tuổi càng cao, tỷ lệ viêm khớp hông và khớp gối thể nặng cũng sẽ cao hơn.
4. Tiểu đườngTiểu đường là bệnh mà người lớn tuổi cần lưu ý. (Ảnh: Medpagetoday)
Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sẽ càng tăng. Đó là nhận định của nghiên cứu trên Tạp chí Frontiers in Public Health. “Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi tại Mỹ có thể tăng hơn 400% vào năm 2050."
Bệnh tiểu đường có các biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh động mạch ngoại vi và bệnh thần kinh ngoại vi, nguyên nhân dẫn tới biến chứng bàn chân tiểu đường và đoạn chi do tiểu đường.
Ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân tiểu đường có thể chỉ cần kiểm soát bệnh bằng việc thay đổi lối sống. Giáo sư Kate Lorig của Trường Y, Đại học Stanford (Mỹ), cho biết: “Nhiều trường hợp cần sử dụng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu”.
5. Loãng xươngQuá trình lão hóa dẫn đến mất mật độ xương ở cả nam và nữ, đặc biệt ở những người sau 50 tuổi. Ở phụ nữ sau 50 tuổi, nguyên nhân dẫn tới giảm mật độ xương là do mãn kinh.
Tiến sĩ Lucy McBride, bác sĩ nội khoa tại Washington (Mỹ), cho biết: “Khi cơ thể ngừng sản xuất estrogen, mật độ xương sẽ bị giảm xuống”. Theo Mayo Clinic, độ tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ là 51 tuổi.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 20% phụ nữ trên 50 tuổi ở quốc gia này bị loãng xương. Theo nghiên cứu trên Tạp chí Frontiers in Public Health, chứng loãng xương có liên quan đến tỷ lệ gia tăng gãy xương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn