6 công dụng tuyệt vời của bã trà trong việc trồng rau
Hai tiểu thư tài phiệt hàng đầu xứ Hàn có bị dìm nhan sắc khi chung khung hình với idol? / Tận dụng nước luộc thịt để làm canh, liệu có tốt không?
Nếu thường xuyên uống trà, bạn hãy giữ lại bã trà để ủ làm phân bón. Loại phân hữu cơ từ bã trà giúp phát triển các vi khuẩn, dùng để bón cho cây trồng rất tốt. Nếu bạn là người yêu thích dùng trà túi lọc thì đừng quên bóc phần túi lọc ra và chỉ sử dụng bã trà để ủ thôi nhé.
Ảnh minh hoạ.
Bên trong trà có chứa nitro – là nguồn phân bón rất tốt cho lá cây. Do vậy, nếu là người thường xuyên uống trà, hãy để dành bã trà lại và ủ cho cây như một loại phân bón tự nhiên, vừa tiết kiệm lại an toàn với môi trường.
Bã trà được xem như một loại phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Khi tưới nước, cấu trúc đất được cải thiện, cung cấp thức ăn cho giun, đồng thời phân từ bã trà giúp các loại vi khuẩn tốt được sinh sôi, phát triển, nuôi dưỡng cho cây thêm lớn khỏe mỗi ngày. Bạn có thể áp dụng cho các loại rau, cây cảnh và nhiều loại cây trồng trong nhà khác.
2. Phòng ngừa sâu bệnhĐể việc làm vườn rau tại nhà đơn giản thì nên biết cách phòng trừ sâu bệnh. Bã trà là một giải pháp tự nhiên hiệu quả giúp bạn trong vấn đề này.
Với một ít bã trà đã được sử dụng đem pha với nước là bạn đã có trong tay thứ thuốc phòng ngừa sâu bệnh an toàn lại hiệu quả cao. Với cách làm đơn giản này có thể phần nào xua được lũ sâu bọ đáng ghét tránh xa khỏi khu vườn của bạn.
Hơn thế nữa, những chất có trong trà còn giúp ngăn chặn nấm và cung cấp các dưỡng chất tốt có lợi cho rau trồng.
Bạn hãy tận dụng những túi chứa bã trà để pha thành nước tưới cho cây, dùng nó để phun lên cây như một cách bảo vệ hữu hiệu, nhờ đó mà lũ sâu bọ sẽ tránh xa. Hoặc nếu lười pha nước, bạn có thể rắc chúng lên lá cây cũng được, chúng sẽ cung cấp cho cây trồng một số dưỡng chất thiết yếu.
3. Nuôi dưỡng cây trồngRắc một ít bã trà đã qua sử dụng quanh những gốc rau trong khu vườn của bạn. Những bãtrà này có công dụng làm cho nồng độ nitơ trong đất tăng lên, cải thiện cấu trúc của đất trồng rau.
Việc rắc bã trà quanh gốc cũng giúp tạo môi trường thuận lợi cho giun đất phát triển mạnh.Giun đất phát triển sẽ giúp lớp đất trồng rau của bạn được tơi xốp, làm thoáng khí, giúp rễ cây dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng hơn.
Do đó, với bã trà bạn có thể yên tâmrằng cây cối trong vườn sẽ phát triển xanh tốt. Bã trà chứa nhiều khoáng chất tốt cho cây.
4. Dùng để bón các loại rau ưa axit
Ở một số nơi đất bị nhiễm phèn chua, độ pH thấp chỉ có thể trồng được một số loại rau trồng nhất định. Tuy nhiên, với việc sử dụng bã trà thì việc làm vườn rau tại nhà đơn giản hơn rất nhiều.
Trước khi bón cho rau trồng, hãy trộn thêm bã trà vào trong phân bón, điều này sẽ giúp giảm bớt độ pH trong đất trồng. Ngoài ra còn cung cấp cho đất thêm dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết để giúp cây phát triển.
Vì những loại cây này chỉ ưa đất chua nên bạn không cần tốn công cải tạo lại cho chúng.
5. Làm tăng tốc độ ủ phânRất nhiều người làm vườn thích tự ủ phân hữu cơ để tưới cho rau tại nhà, tuy nhiên quá trình ủ phân thường diễn ra chậm hơn với nhu cầu cung cấp dưỡng chất cho rau.
Chính vì lý do đó, bạn đừng nên chần chừ gì mà không thêm ngay bã trà vào những thùng phân bón của mình.
Đầu tiên hãy pha bã trà với nước, sau đó cho cả nước và bã vào phân bón đang ủ. Chính nhờ lượng nitơ trong trà cao đẩy nhanh quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong thùng ủ.
6. Là nguồn phân bón tự nhiên cho rau trồngVới việc trồng rau tại nhà, bạn có thể cho bã trà vào nước để tưới cho rau trồng thay vì chỉ sử dụng nước sạch thông thường để tưới cho rau. Với cách làm này, vườn rau của bạn không những được cung cấp đủ lượng nước tưới mà đồng thời còn bổ sung khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển của rau.
- Video: Làm thế nào để biết bạn đang ăn thừa muối? Nguồn: Báo Phụ nữ.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn