6 dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tự kỷ
Những điều 'người ta nói' và 9 sự thật bố mẹ nào cũng cần biết về tự kỷ / 5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ bị rối loạn tự kỷ: Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy việc tìm hiểu5 dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷsẽ giúp bố mẹ nhanh chóng có được biện pháp chữa trị, hướng thay đổi lối sống phù hợp giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi chứng bệnh nguy hiểm này và hòa nhập tốt hơn vào cuộc sống.
Trẻ giao tiếp khó khăn
Trẻ giao tiếp khó khăn có thể do đặc tính thiên bẩm của trẻ, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu giúp bạn nhận biếttrẻ bị tự kỷmột cách nhanh và rõ ràng nhất. Phần lớn trẻ bị tự kỷ thường ít bập bẹ nói trong năm đầu tiên, thậm chí gần như cấm nín đến khi trẻ được 5 tuổi. Trẻ có nói nhưng nói ít hoặc nói những câu đơn giản, vô nghĩa, không liên quan đến sự vật hiện tượng xung quanh, phần lớn nhại lại lời nói của người khác, không nhấn giọng, không biểu lộ cảm xúc, thể hiện vốn từ ít ỏi, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ rất hạn chế.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mìnhBên cạnh đó, trẻ có xu hướng sử dụng những từ riêng, ngôn ngữ riêng theo lối tưởng tượng riêng mà người khác không thể hiểu được chúng đang nói gì và cũng không hiểu được lời người khác, không biết cách thể hiện suy nghĩ của chính mình. Khi giao tiếp trẻ không nhìn thằng vào mắt người khác, khi được hỏi nhiều câu hỏi, trẻ không biết cách trả lời và nhại lại câu hỏi.
Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm
Trẻ tự kỷ ít nhiều đều có vấn đề về giác quan, biểu hiện việc trẻ hay đưa các đồ vật lên ngửi, liếm. Các rối loạn khác như ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không chua, quay tròn lâu không chóng mặt, thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đập đầu vào tường không biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh thông thường.
Sự lặp lại
Thường lặp lại các hành động liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ
Hành động và lời nói lặp đi lặp lại là một trong những điểm nổi bật của bệnh tự kỷ. Sự lặp lại có thể là điều bình thường với một số trẻ nhưng cũng có thể là tật ở những trẻ khác. Dù bé lặp đi lặp lại việc gì, nên được đánh giá để đưa ra một chẩn đoán chính xác. Điều này có thể bao gồm vỗ tay và nhắc lại những từ hoặc cụm từ nhiều lần.
Rối loạn về vận động
Các mốc chuyển tiếp trong quá trình phát triển vận động của trẻ tự kỷ có thể bị chậm trễ hơn các trẻ bình thường. Các em thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Nhiều trẻ rất hiếu động nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên. Trẻ hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, chạy chúi đầu về phía trước, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu đưa thân mình, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường.Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi phấn khích hoặc khi quá chăm chú.
Trẻ thích chơi một mình
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường chỉ thích chơi một mình với món đồ mà chúng yêu thích
Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thìtrẻ bị tự kỷlại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình, đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo kitty và bạn thử xem nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.
Tập trung vào các chi tiết
Điều này nghe có vẻ không quá tệ, nhưng trẻ em mắc chứng tự kỷ thường bị ám ảnh bởi một số khía cạnh nhất định của vấn đề nào đó. Ví dụ như bé sẽ tập trung vào các bánh xe trên chiếc xe yêu thích của mình, có thể xoay bánh xe nhiều lần theo cách không hẳn đang chơi với đồ chơi. Trẻ em bản năng là tò mò và bị ám ảnh với những thứ nhất định ở hầu hết các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nếu nỗi ám ảnh đó có xu hướng vào các chi tiết chứ không phải là tổng thể, bạn nên mau chóng nói chuyện bác sĩ nhi khoa của con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết