Đời sống

6 loại kháng sinh từ thiên nhiên vô cùng hiệu quả

Tỏi, mật ong, gừng... là những loại kháng sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên vô cùng tốt cho sức khỏe.

Tỏi

toi

Ảnh minh họa.

Các nền văn hoá trên toàn thế giới từ lâu đã thừa nhận khả năng phòng và trị bệnh của tỏi.

Nghiên cứu cho thấy tỏi có thể là cách điều trị hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm Salmonella và Escherichia coli (E. coli). Tỏi thậm chí còn được xem xét trong điều trị lao đa kháng thuốc.

Mật ong

Từ thời Aristotle, mật ong đã được sử dụng làm thuốc mỡ giúp liền vết thương và ngăn ngừa hoặc hút bỏ nhiễm trùng.

Các thầy thuốc ngày nay cũng thấy mật ong hữu ích trong việc điều trị các vết thương mạn tính, bỏng, loét, loét nằm và ghép da. Ví dụ, kết quả của một nghiên cứu từ năm 2016 chứng minh rằng băng tẩm mật ong có thể giúp liền vết thương.

 

Tác dụng kháng khuẩn của mật ong thường do hàm lượng hydrogen peroxid. Tuy nhiên, mật ong manuka chống lại vi khuẩn, mặc dù nó có hàm lượng hydrogen peroxid thấp hơn.

Một nghiên cứu năm 2011 cho biết loại mật ong nổi tiếng nhất này ức chế khoảng 60 loại vi khuẩn. Nghiên cứu cũng gợi ý rằng mật ong thành công trong việc điều trị vết thương bị nhiễm Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA).

Ngoài đặc tính kháng khuẩn, mật ong có thể giúp liền vết thương nhờ cung cấp một lớp phủ bảo vệ tạo môi trường ẩm.

Gừng

Cộng đồng khoa học cũng thừa nhận gừng là một kháng sinh tự nhiên. Một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu công bố vào năm 2017, đã chứng minh khả năng chống nhiều chủng vi khuẩn của gừng.

 

Các nhà nghiên cứu cũng đang khám phá khả năng của gừng để chống say sóng và và buồn nôn và giảm lượng đường trong máu.

Tinh dầu từ cây trà

Tinh dầu nguyên chất của cây trà được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị nấm hay sự lây nhiễm do nhiễm trùng. Nó rất tốt cho hệ miễn dịch, chống lây nhiễm, giúp long đờm và thường được dùng trong việc pha chế nhiều loại thuốc khác nhau. Sẽ rất tuyệt vời khi bạn sử dụng tinh dầu cây trà với dầu bạc hà, phong lữ, hoa hồng, gỗ hồng mộc, cỏ chanh hay hoắc hương. Bạn nên lưu ý khi sử dụng là không được uống, tránh tiếp xúc với vùng da nhạy cảm hoặc vết thương hở và không để rơi vào mắt.

Giấm táo

Nhờ vào đặc tính kháng sinh của giấm, bạn có thể dùng để điều trị nhiễm trùng, vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy và làm dịu chứng co thắt ruột. Ngoài ra, pha một thìa cà phê giấm táo với một cốc nước và uống sẽ giúp bạn dễ thở hơn vì chứng nghẹt mũi, giảm viêm họng và đẩy lùi các triệu chứng viêm xoang, vì hầu hết các vi khuẩn không thể tồn tại lâu trong môi trường axit do giấm tạo ra.

 

Mật và sáp ong

Trong y học, sáp ong được dùng để làm giảm cholesterol trong máu, giảm đau. Ngoài ra, nó còn được sử dụng như một chất chống viêm, chống loét như viêm dạ dày, tiêu chảy… Sáp ong là một chất kháng nấm và kháng sinh tự nhiên, có khả năng điều hòa, ức chế hay kích thích hệ miễn dịch. Khi trẻ em hoặc ngay cả người lớn bị ho hay viêm họng có thể dùng 2 thìa cà phê mật ong, mấy lát gừng tươi, chanh hấp cách thủy sau đó ăn cả nước và cái sẽ giúp giảm đau và viêm nhanh chóng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo