6 loại lá dân dã trị viêm họng nhạy hơn kháng sinh: Đau rát mấy cứ ngậm vài lần là khỏi
Viêm họng nên ăn gì và kiêng gì để sớm khỏi bệnh? / Viêm họng nặng tới mấy, áp dụng ngay 2 cách này, khỏi nhanh hơn cả uống thuốc
Lá hẹ
Lá hẹ gồm đạm, vitamin A, C, canxi, phốtpho và chất xơ, có vị cay, tính ấm tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm... Trong lá hẹ chứa các thành phần odorin có tác dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.
Cách 1: Chúng ta có thể lấy một nhúm nhỏ lá hẹ tươi đem rửa sạch với nước, giã nát đắp lên vùng cổ bị viêm họng. Sau đó cuốn băng giữ chặt phần lá đắp khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa sạch cổ bằng nước sạch.
Cách 2: Hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm sẽ làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.'
Lá diếp cá
Lá diếp cá có vị cay, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giải cảm, giải độc và làm lành các vết lở loét. Thành phần tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng.
Người bị viêm họng có thể dùng lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Áp dụng hai lần mỗi ngày, liên tục trong 4-5 ngày sẽ thấy tác dụng.
Hoặc lá diếp cá có thể sắc cùng nước vo gạo để tăng miễn dịch, bổ sung dưỡng chất và điều trị viêm họng. Chúng ta chỉ cần 200 g lá diếp cá rửa sạch, chờ ráo nước rồi giã nát hoặc xay nhuyễn.
Tiếp đó, đun sôi khoảng 300 ml nước vo gạo rồi bỏ rau diếp cá vào đun đến sôi thì tắt bếp. Trong quá trình đun, khuấy đều để các chất hòa quyện vào nhau. Sau cùng, bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt để uống vào buổi sáng và tối mỗi ngày.
Lá húng chanh
Húng chanh có tính ấm, giúp giải độc, giải cảm, tiêu đờm. Vì vậy nó là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc nam điều trị viêm họng, viêm phổi, ho khan, ho có đờm.
Cách 1: Rửa sạch lá húng chanh, sau đó giã nát với muối hạt. Nhai hỗn hợp từ từ để các khoáng chất ngấm vào thành họng. Sau khi nuốt thì súc miệng bằng nước muối. Thực hiện 2 lần/ ngày sẽ thấy hậu quả nha mọi người.
Cách 2: Rửa sạch lá húng chanh, giã thật nhỏ thảo dược thật nhỏ rồi cho vào chén sành. Đổ mật ong ngập phần lá và đem hấp cách thủy trong 5 – 10 phút. Sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa nhỏ.
Cách 3: Chuẩn bị 5 – 7 lá húng chanh và 5 quả quất xanh. Rửa sạch các nguyên liệu, bỏ hạt quất rồi đem tất cả vào máy xay để xay thật nhuyễn. Đổ hỗn hợp ra bát, thêm 20 – 30g đường phèn và hấp cách thủy. Đợi đến khi nguội thì ăn 2 – 3 thìa hỗn hợp.
Lá xương sông
Tinh dầu xương sông kết hợp với acid acetic trong giấm ăn giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây viêm họng. Ngoài ra thảo dược còn có tác dụng tiêu viêm và phục hồi nhanh các tổn thương ở niêm mạc hầu họng.
Cách làm: Rửa sạch 5 – 10 lá xương sông. Đập dập dược liệu và nhúng vào 20 – 30ml giấm ăn. Nhai từ từ đến khi không còn thấy vị của giấm thì dừng. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy triệu chứng được cải thiện.
Hoa đu đủ đực
Hoa đủ đủ đực từ lâu đã là bài thuốc trị hoa quen thuộc của người Việt.
Cách 1: Hoa đu đủ đực 15g, củ mạch môn, xạ can, lá húng chanh, mỗi vị 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần.
Cách 2: Một ít hoa đu đủ đực, thêm chút được phèn hấp cách thủy khoảng 10 phút là mang ra dùng.
Lá bạc hà
Các khoáng chất có trong bạc hà thường xuyên được chiết xuất thành tinh dầu trị bệnh. Ngoài ra dược liệu còn có mùi thơm nhẹ, giúp long đờm, kháng khuẩn, thông mũi và giảm đau rát cổ họng,… Trong Đông y, bạc hà được sử dụng phổ biến để điều trị viêm họng.
Cách 1: Bạc hà có mùi thơm nhẹ và tính mát nên người bệnh có thể nhai trực tiếp. Ngoài ra chúng ta nên xay nhuyễn dược liệu rồi pha với nước ấm để uống hằng ngày cũng được.
Cách 2: Nấu đường phèn với nước, đợi đến khi tan đường thì cho thêm lá bạc hà vào đun chung. Khi nước chuyển sang xanh thì cho thêm nước cốt chanh và đun hỗn hợp đến khi cô đặc lại. Sau khi hỗn hợp nguội có thể cho vào lọ thủy tinh để sử dụng dần dần. Tuy nhiên người gầy yếu, bị ngứa, táo bón, huyết áp cao hoặc cơ thể suy nhược sẽ không phù hợp để sử dụng lá này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2