Đời sống

6 loại thực phẩm có thể gây ngộ độc khi ăn sống

Bạn nên nấu chín các loại thực phẩm này trước khi ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

3 công thức làm sinh tố rau má hấp dẫn, đem lại vóc dáng đẹp và làn da láng mịn / Uống cà phê theo cách này mỡ thừa dày bao nhiêu cũng biến mất

Trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phổ biến và được nhiều người yêu thích. Một số người cho rằng, ăn trứng sống giúp cơ thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Trứng sống tiềm ần rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Cơ thể của chúng ta chỉ có thể hấp thư được 50% lượng protein có trong trứng sống. Trong khi đó, con số ngày với trứng chín lên tới 90%. Trứng sống có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao trong đó có vi khuẩn Salmonella có thể gây ngộ độc.

Hàu

Hàu sống là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, các loài động vật nhuyễn thể như hàu, ngao... đều chứa rất nhiều vi khuẩn, virus có hại không nên ăn sống.

Trong hàu có chứa vi khuẩn vibrio có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy...

6-thuc-pham-khong-nen-an-song-01

Ảnh minh họa

Khoai tây

Ăn khoai tây sống có thể gây ra tình trạng đầy hơi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bởi chúng có chứa một loại tinh bột khó tiêu. Khi được nây chín, loại tinh bột này bị phá vỡ và không gây hại cho dạ dày.

Nếu ăn khoai tây sống để lâu ở nơi ẩm ướt, ấm áp, khi vỏ đã chuyển sang màu xanh lá cây thì có thể bị ngộ độc chất solanine.

Cà tím

Cà tím sống chứa chứa solanine - tương tự trong khoai tây sống bảo quản không đúng cách.

 

Cà tím non chứa rất nhiều chất độc này. Khi ăn phải sẽ dẫn tới ngộ độc solanine. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với cà tím sống.

Sắn tươi

Sắn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nhưng chúng cũng chứa thành phần gây ngộ độc nếu ăn sống.

Trong sắn tươi chứa một hàm lượng acid cyanhydric. Chất này đi vào cơ thể có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, mất tri giác, co giật... nặng sẽ dẫn tới tử vong.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên làm sạch, bóc vỏ và nấu chín củ sắn trước khi ăn.

 

Cà chua

Cà chua sống thường được dùng để chế biến các món nộm, salad. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cà chua nấu chín sẽ có hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa cao hơn.

Ngoài ra, cà chua là một trong những loại rau củ có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao. Việc rửa sạch và chế biến nhiệt là cách tốt nhất để ăn cà chua, hạn chế khả năng ngộ độc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm