6 lợi ích của việc hạn chế hoặc không ăn thịt
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của trà Kombucha / Lợi ích "thần thánh" của nước vo gạo trong việc dọn dẹp nhà cửa
Tuy nhiên, những lợi ích này dường như phụ thuộc vào những loại thực phẩm bạn nạp vào cơ thể và loại thịt bạn hạn chế hoặc không ăn.
Bài viết này đánh giá 6 lợi ích tiềm năng của việc giảm hoặc tránh ăn thịt và cung cấp các mẹo về một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với ít thịt.
1. Hỗ trợ sức khỏe tổng thể và quản lý tốt cân nặng
Chế độ ăn chay (không ăn thịt) và chế độ ăn thuần chay (không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn nhiều thực vật hơn hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với chế độ ăn nhiều sản phẩm từ động vật hơn.
Việc hạn chế ăn thịt cũng có thể hỗ trợgiảm cân và duy trì cân nặng. Một phân tích tổng hợp từ 12 nghiên cứu cho thấy, những người theo chế độ ăn chay trung bình trong 18 tuần giảm cân nhiều hơn đáng kể so với những người ăn theo chế độ ăn kiêng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có một số chế độ ăn kiêng khác không loại trừ thịt, như ăn ít đường và tinh bột (low carb) và ăn kiêng nhạt, cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm cân.
Những lợi ích về sức khỏe của việc hạn chế thịt và ăn nhiều rau quả hơn có thể bắt nguồn từ việc hấp thụ nhiều hơn các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm chất chống oxy hóa, chất xơ và một số vi chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, những người thực hiện chế độ ăn dựa trên thực vật có xu hướng tiêu thụ ít calo và chất béo hơn. Điều này đúng ngay cả với những thực phẩm chế biến sẵn có nguồn gốc từ thực vật.
Bên cạnh đó, điều quan trọng cần lưu ý là chế độ ăn thuần chay, ăn chay hoặc chủ yếu là thực vật có thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết có trong thực phẩm từ động vật như không cung cấp đủ vitamin B12, kẽm, canxi, sắt và axit béo omega-3 và các dưỡng chất khác.
2. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Một trong những khía cạnh được nghiên cứu nhiều nhất của chế độ ăn dựa trên thực vật là ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm động vật và khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tốt nhất là nên tiết chế sản phẩm thịt có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa gồm thịt đỏ, thịt ba rọi, lạp xường, xúc xích
Người tiêu dùng nên ăn loại thịt có ít chất béo bão hòa hơn bao gồm thịt gia cầm và thịt nạc. Ngoài ra, không chỉ giảm lượng mà còn nên thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, chất béo không bão hòa đa như cá, hạt lanh và quả óc chó.
Chế độ ăn dựa trên thực vật không bao gồm nhiều thịt (nếu có) và giàu nguồn chất béo không bão hòa như quả bơ, dầu ô liu cũng rất tốt. Các loại này thường giàu chất xơ, một chất dinh dưỡng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu cao có liên quan đến bệnh tim mạch.
Do đó, việc ăn nhiều rau quả hơn trong khi cắt giảm thịt có nhiều chất béo bão hòa có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. Loại thịt bạn chọn để đưa vào bữa ăn cũng có thể tạo ra sự khác biệt. Thịt chế biến rất giàu natri (muối), có thể góp phần vào sự phát triển bệnh huyết áp cao. Ngay cả khi bạn không loại bỏ hoàn toàn thịt, việc chọn những miếng thịt nạc hơn, hoặc thay thế thịt bằng cá béo, tránh thịt chế biến và ăn thực phẩm thực vật giàu chất xơ có thể có lợi cho tim của bạn.
3. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Vì chế độ ăn kiêng loại trừ thịt thường giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và thực phẩm thực vật khác nên chúng có xu hướng giàu chất xơ. Chất xơ cung cấp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, sản xuất những hợp chất có vai trò chống viêm và hỗ trợ miễn dịch trong cơ thể.
Vi khuẩn đường ruột cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư, cải thiện thành phần cơ thể và bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường tuýp 2. Protein thực vật và các hợp chất có lợi được gọi là polyphenol được tìm thấy trong thực phẩm thực vật cũng có thể giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy, chất béo và protein từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật có thể thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột kém lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và góp phần dẫn đến bệnh tim mạch.
Nhìn chung, áp dụng chế độ ăn gồm nhiều thực phẩm thực vật và hạn chế thịt có thể nuôi dưỡng vi khuẩn sẽ tăng cường sức khỏe.
4. Giúp bảo vệ khỏi một số bệnh ung thư
Việc hạn chế một số loại thịt cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích hoặc thịt đã qua xử lý khác, có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng cao hơn. Gia cầm và cá không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác, bao gồm cả ung thư vú.
Ăn nhiều thực vật hơn trong khi cắt giảm thịt có nhiều chất béo bão hòa có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch. (Ảnh: AP)
Mặt khác, thực phẩm thực vật có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại trực tràng và các bệnh ung thư khác.
Một nghiên cứu ở hơn 77.000 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng, chế độ ăn chay, bao gồm không ăn cá và thịt, có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng thấp hơn so với chế độ ăn kiêng.
5. Có lợi cho môi trường
Ngoài việc mang lại lợi ích cho sức khỏe, ăn nhiều thực vật và ít thịt có thể tốt cho môi trường. Quá trình sản xuất, chế biến thịt thường đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn, dẫn đến phát thải nhiều khí nhà kính hơn, đồng thời góp phần khiến phá rừng và ô nhiễm ở mức độ lớn hơn so với sản xuất trái cây, rau quả và các loại thực phẩm thực vật chế biến tối thiểu khác
Tuy nhiên, việc cắt giảm dần lượng thịt và áp dụng cách ăn uống linh hoạt hơn, bao gồm một số loại thịt phù hợp, vẫn có thể tạo ra sự khác biệt.
Chế độ ăn kiêng, bao gồm ăn chay và thuần chay, có thể làm giảm lượng khí thải nhà kính tới 80% so với chế độ ăn thông thường tập trung vào thịt.
6. Ăn ít thịt cũng có lợi
Bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn thịt mà có thể giảm lượng thịt ăn vào, đó là chế độ ăn kiêng linh hoạt liên quan đến việc giảm ăn các sản phẩm động vật nhưng không loại bỏ chúng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, chế độ này cũng mang lại lợi ích sức khỏe tương tự như chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay.
Ngoài ra, kể cả khi ngừng ăn thịt, sức khỏe vẫn bị ảnh hưởng nếu ăn nhiều thực phẩm đã qua chế biến khác. Do đó, nên cân nhắc giảm lượng thực phẩm giàu natri và chất béo không lành mạnh như khoai tây chiên, thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, đồ uống có đường như soda có đường, đồ ăn nhiều đường.
Một lưu ý nữa là thực phẩm được dán nhãn có nguồn gốc thực vật, dành cho chế độ thuần chay hoặc ăn chay không có nghĩa thực phẩm đó tốt cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Mẹ chồng đòi lại 4 cây vàng cho con dâu trong đám cưới