Đời sống

7 dấu hiệu của bệnh quai bị

Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh - thường là thông qua ho và hắt hơi.

8 câu nói trào lưu mở hàng năm 2019 'đỡ không nổi' của giới trẻ / Phế phẩm ở Việt Nam 'cho không ai lấy', ra thế giới đắt như tôm tươi

quai-bi.jpg

Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do vi-rút dễ lây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Trước đây, bệnh từng khá phổ biến cho đến khi vắc-xin MMR (bảo vệ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella) được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị quai bị, nhất là nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc gần gũi với người khác (như trường học).

Quai bị là một loại vi-rút đường hô hấp lây qua tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp. Điều này có nghĩa là bạn có thể mắc quai bị nếu tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy của người bệnh - thường là thông qua ho và hắt hơi.

Những vụ dịch bệnh lớn bùng phát tại các trường đại học gợi ý rằng miễn dịch đạt được nhờ vắc xin bị yếu đi theo tuổi. Hiện nay bệnh quai bị đang phổ biến hơn ở những người trẻ (cũng là hệ quả của áp lực tiếp xúc trong môi trường ký túc xá đông đúc).

Các triệu chứng của quai bị

Quai bị là một nhiễm trùng rất đặc biệt, bởi vì nó làm cho má và hàm của bạn sưng lên và trông “phúng phính”.

Quai bị có đặc điểm là sưng tuyến nước bọt mang tai, khiến bệnh nhân quai bị có diện mạo rất đặc biệt do mặt bị sưng lên.

Các dấu hiệu phổ biến khác của quai bị bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Khô miệng

Các triệu chứng quai bị ở người lớn về cơ bản giống như ở thiếu niên và trẻ em. Người bệnh cũng rất có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có triệu chứng rất nhẹ, khi bị nhiễm.

Những dấu hiệu hiếm gặp hơn

Có tới 10% trường hợp mắc quai bị ở nam giới bị sưng tinh hoàn (viêm tinh hoàn). Phụ nữ bị quai bị có thể bị sưng buồng trứng (viêm buồng trứng), mặc dù cũng không phổ biến. Các biến chứng hiếm gặp khác của quai bị có thể bao gồm viêm tụy, viêm màng não và viêm não.

Cả viêm màng não và viêm não đều rất đáng lo ngại. Nếu người bệnh bị cứng gáy, khó tập trung hoặc suy nghĩ, đau đầu dữ dội hoặc co giật, thì đó có thể là biến chứng nguy hiểm.

Phải làm gì nếu nghi ngờ mình mắc quai bị

Các triệu chứng quai bị có xu hướng xuất hiện một vài tuần sau khi tiếp xúc với vi rút - từ 12 đến 25 ngày, theo CDC. Bạn cũng có thể có vi-rút mà không có bất kì triệu chứng nào.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng quai bị nào ở bản thân hoặc gia đình, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Trước khi đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn cần báo trước là bạn nghi ngờ mình bị quai bị để nơi đó có thể chuẩn bị nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những người khác khi bạn đến khám.

Không có loại thuốc đặc trị nào cho vi-rút quai bị. Thay vào đó, điều trị tập trung vào giảm bớt các triệu chứng quai bị cho đến khi nhiễm trùng tự hết - thường là trong vòng vài tuần.

Trong khi chờ đợi điều đó xảy ra, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn:

  • Uống thuốc giảm đau để giảm đau và hạ sốt.
  • Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, để giữ đủ nước.
  • Chườm ấm hoặc chườm mát cho tuyến nước bọt bớt sưng.
  • Tránh thực phẩm có tính axit, trái cây và bia rượu.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh những thực phẩm cần nhai nhiều.

Phòng bệnh

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc-xin. Nếu bạn chưa được tiêm hai liều vắc-xin MMR tiêu chuẩn khi còn nhỏ, bạn nên tiêm ít nhất một liều vắc-xin. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm hai liều nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường như trường đại học nơi việc tiếp xúc gần gũi là không thể tránh khỏi. Nếu dịch xảy ra, liều thứ ba thường được sử dụng.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm