7 hiểm họa tiềm ẩn khi các mẹ cho con nằm võng
Bí quyết chọn vịt ngon không nuôi tăng trọng, không tiêm nước / Lấy dao cắt ngang củ hành tây rồi đặt đúng chỗ này, đảm bảo gián "khiếp vía", không bao giờ dám quay lại
1. Hội chứng rung lắc
Trẻ nhỏ có hệ thần kinh chưa đạt đến độ hoàn thiện vì thế những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ của trẻ. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ trong khoảng từ 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương nghiêm trọng. Tổn thương nặng có thể sẽ khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, bị rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và làm chậm hình thành nhận thức.
2. Ức chế thần kinh
Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.
3. Tác động đến não và cơ bắp
Cản trở quá trình phát triển não và cơ bắp của trẻ là tác động không mong muốn của tất cả các bà mẹ khi cho bé nằm võng thường xuyên. Trẻ nhỏ, đặc biệt là ở giai đoạn 3, 4 tháng tuổi, cơ thể cần được hoạt động, quơ tay quơ chân, và bắt đầu tập lẫy, lật. Khoảng 3 tháng tuổi, khi các cơ ngực, cơ bụng, cơ cổ, cơ lưng và các tay chân của trẻ đã khoẻ, trẻ thường lẫy, lật để úp sấp ngực xuống. Hoạt động lẫy được chừng tỏ các cơ bắp của trẻ khỏe và nhờ tác động ngó đầu lên giúp máu vận chuyển nhanh lên não. Các động tác này giúp lưu thông máu đầy đủ lên não nhằm phát triển não bộ một cách hoàn thiện hơn.
Bé khỏe mạnh và thông minh nhờ vào chỗ dựa vững chắc là sự hoàn thiện và phát triển tốt của não bộ. Sự phát triển của não sẽ bị hạn chế khi cho trẻ nằm võng thường xuyên. Vì nằm võng khiến trẻ không thể lẫy hay vận đông nhiều được, do đó khiến sự phát truển của cơ thể cũng bị hạn chế. Không những thế, việc nằm võng còn khiến trẻ rất khó khăn trong động tác lẫy. Rất nguy hiểm nếu trẻ bị té ngã.
4. Tác động đến tâm lý
Việc nằm võng không chỉ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo sinh lý của trẻ mà còn có tác hại rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Những động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm… sẽ giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết, tiếp xúc với thực tế cuộc sống, nhằm phát triển tâm lý của trẻ một cách phong phú. Và ngược lại khi nằm võng thường xuyên thì diện tích tiếp trẻ đã bị thu hẹp.
Việc của trẻ chỉ là nằm ngửa suốt ngày và hai bên sườn bị lèn chặt cứng. Vì vậy thế giới mà trẻ quan sát được chỉ còn lại phía trên trần nhà chán ngắt. Tư thế úp sấp sẽ giúp trẻ mở rộng tầm quan sát, trẻ có thể nhìn thấy mọi nơi, trẻ được đi chuyển và cầm nắm được mọi thứ. Tất nhiên điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tầm hiểu biết của trẻ.
Có nhiều bà mẹ rất thích chiếc võng và coi đó là phương tiện kì diệu để dỗ bé nín khóc và ru bé ngủ được lâu. Nhưng thực tế các bà mẹ ít biết rằng lúc trẻ khóc, khóc dữ dội và đó là lúc trẻ đang hưng phấn mãnh liệt. Việc đặt trẻ xuống võng lúc này sẽ làm trẻ sợ hãi nắm chặt hai bàn tay và nín bặt, trẻ bị ức chế đột ngột. Tiếp đến là độ rung lắc đều đều của nhịp đưa võng sẽ làm cho thần kinh trẻ mệt mỏi và để bảo vệ thần kinh, trẻ phải ngủ nhưng giấc ngủ trong trạng thái ức chế, sợ hãi. Điều này hoàn toàn không tốt cho tâm lí của trẻ, cần tạo cho trẻ giấc ngủ thoải mái và tự nhiên.
5. Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực
Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi.
6. Thần kinh vận động kém phát triển
Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm... Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.
7. Tạo thói quen không tốt
Việc cho con nằm võng sớm cũng sẽ gây ra những thói quen ngủ không tốt cho bé như vòi vĩnh mẹ ru ngủ, phải nằm võng đung đưa mới giúp bé ngủ ngon…Ngoài ra, việc lắc võng thường xuyên cũng dễ khiến bé mắc “hội chứng rung lắc” gây ra các nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, động kinh, rối loạn khả năng định hướng… Không những vậy thói quen không tốt này còn rất nguy hiểm với tính mạng của trẻ. Không ít trường hợp bé nằm võng với loại lưới có mắt, tay bị thắt lại, gây hoại tử bởi mắt lưới ở võng. Ngoài ra, bé cỏn dễ bị té ngã khi các bà mẹ có chút lơ là không để ý tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn