7 loại lá tắm trị rôm sảy cho bé trong mùa hè
Lưu ý khi sử dụng dầu ô liu cho bé / Chăm sóc làn da của bé đúng cách trong mùa hè
Mướp đắng
Mướp đắng không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ, mà còn rất hữu hiệu với làn da rôm sảy của bé.Mỗi lần tắm cho bé, mẹ chỉ cần lấy khoảng 2 quả mướp đắng cỡ vừa, tươi, rửa sạch rồi đem giã nát hoặc xay rồi lọc lấy nước pha vào chậu nước cho bé tắm. Làn da của bé sẽ nhanh chóng trở nên mát dịu, các nốt rôm sảy dần biến mất.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Lá kinh giới
Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu… Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Tắm nước lá kinh giới cũng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rôm sảy cho trẻ.
Mẹ chỉ cần chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi, rửa thật sạch rồi đem giã nhỏ, chắt lấy nước cốt rồi pha vào nước đun sôi cho bé tắm 2 lần/ngày.
Lá dâu tằm
Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi lá dâu tằm có tác dụng trị rôm sảy đặc biệt hữu hiệu. Trước khi nấu nước tắm cho con, các mẹ nên ngâm lá dâu tằm với nước muối, sau đó đem rửa sạch để loại bỏ những thành phần bụi bẩn rồi cho vào nồi nước rồi đun sôi. Chờ nước nguội bớt thì bỏ lá ra tắm cho bé (mẹ nên nấu nhiều nước rồi dùng chính nước đó để nguội bớt tắm cho bé, không pha thêm nước lạnh nữa). Để trị rôm nhanh hơn, mẹ có thể dùng hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, tán mịn rồi rắc lên vùng da nhiều rôm của bé sau khi tắm với nước dâu tằm. Làm như vậy liên tục vài ngày là rôm không mọc nữa, nốt rôm cũ cũng dịu đi khiến bé dễ chịu hơn.
Lá khế
Tắm lá khế cũng rất tốt để loại bỏ các đốm rôm sảy trên người của bé. Mẹ chỉ cần ra ngoài vườn hái một nắm lá rươi, đem về bỏ đi phần cuống và gân thừa rồi ngâm trong nước muối. Sau khi rửa lá sạch thì giã nát rồi cũng đem đun sôi giống các loại lá ở trên. Khi nước đã nguội bớt thì pha thêm lượng nước mát vừa đủ và tắm cho bé. Với phương pháp này, mẹ nên thực hiện liên tục trong 3-4 ngày.
Lá tía tô
Lá tía tô có mùi thơm, vị cay nhẹ, tính ấm, tác dụng sát trùng, giải độc, kích thích ra mồ hôi nên thường được dùng để chữa ho, sốt cao, ngứa da, viêm da cơ địa, rôm sảy, mề đay mẩn ngứa. Lá tía tô cũng là một loại lá có tác dụng giải nhiệt, làm mát rất tốt.
Mỗi tuần, mẹ lấy lá tía tô đem nấu thành nước tắm cho bé một lần, vài lần như vậy sẽ thấy tình trạng rôm sảy giảm dần rồi hết hẳn.Cách nấu nước tắm bằng lá tía tô cũng rất đơn giản. Cần chuẩn bị một nắm lá tía tô đem rửa thật sạch với muối cho hết bụi bẩn và lông tơ trên lá để tránh gây kích ứng cho làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Sau đó, cho toàn bộ phần lá trên vào máy xay sinh tố để xay nát, dùng rây lọc ra nước cốt để nấu nước tắm cho trẻ. Nếu không xay, mẹ có thể để nguyên lá nấu nước tắm, sau đó vớt sạch phần lá đi là được.
Sài đất
Trong Đông y, sài đất là một loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, giúp làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt, giảm ho, viêm họng. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các thành phần được tìm thấy trong lá sài đất như tanin, saponin, flavonoid, các chất béo và tinh dầu hòa tan còn có tác dụng làm giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da.
Chính vì vậy mà dân gian thường giã lá sài đất đắp lên da để trị rôm sảy cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại lá này cũng được dùng nấu nước tắm giúp bé bớt ngứa ngáy và có cảm giác dễ chịu hơn.
Chuẩn bị 200g lá sài đất tươi hoặc 100g lá khô. Rửa qua vài lần nước cho sạch,vò nát. Sau đó dem lá sài đất nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Vớt bỏ xác lá, pha loãng nước sài đất với nước sạch để được nước tắm hơi âm ấm. Dùng nước này tắm cho bé khoảng 3 lần mỗi tuần.
Lá trà xanh cũng là một sự lựa chọn hữu ích cho mẹ khi con bị rôm sảy tấn công. Sở dĩ lá trà xanh có thể trị rôm sảy là nhờ chứa nhiều hoạt chất phenol. Chất này được cho là có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng gây hại trên da.
Thêm vào đó, hoạt chất EGCG trong trà xanh còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Chất này giúp kích thích sự tái sinh của các tế bào, làm tăng khả năng bảo vệ của da trước các tác nhân gây hại từ bên trong lẫn bên ngoài môi trường.
Để nấu nước tắm chè xanh, các mẹ mua chè về sửa sạch, vò rát rồi trộn chung với một chút muối, hãm qua một lần nước sôi rồi bỏ phần nước đầu đó đi. Sau đó, các mẹ đổ thêm lần nước thứ hai vào rồi đồi đun sôi cùng lá trà xanh. Đợi nước nguội dần thì các mẹ dùng khăn mềm, sạch thấm nước lá chè xanh rồi lau nhẹ nhàng và rửa những vùng bị rôm sảy hoặc tắm trực tiếp cho bé.
Lưu ý:Mẹ chỉ nên dùng lá trà xanh tươi, tránh dùng trà khô nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ.
Những điều nên và không nên làm khi tắm lá trị rôm sảy cho trẻ
- Cách tắm lá trị rôm sảy chỉ thích hợp cho những trường hợp nhẹ, mẹ nên áp dụng ngay từ khi con mới bị để nhanh thấy được hiệu quả.
- Da trẻ rất nhạy cảm nên có thể bị dị ứng với bất kì loại lá nào. Vì vậy, mẹ nên thử thoa ít nước lá lên một vùng da nhỏ của bé để thử xem có phản ứng gì không trước khi tắm toàn thân.
- Rửa thật sạch cây, lá với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và trứng côn trùng.
- Tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì nước lá không thể hoà tan chất nhờn trên da, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấp kháng sinh tự nhiên.
- Không được đun nước lá quá đặc vì lượng tinh bột của lá có thể đọng lại trên da con, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng.
- Chú ý nhiệt độ nước tắm thích hợp để bé không bị bỏng.
- Cho trẻ tắm ở nơi kín gió trong khoảng 5 – 10 phút để trẻ không bị nhiễm lạnh.
- Sau khi tắm với nước lá xong, nên tráng lại người cho bé bằng một lượt nước sạch để loại bỏ hết phần tinh bột của lá và chất cặn còn tồn đọng trong lỗ chân lông. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng rôm sảy tái phát.
- Không nên kì cọ quá mạnh khi tắm cho trẻ.
- Tránh tắm lá trị rôm khi da trẻ có biểu hiện mưng mủ, nhiễm khuẩn.
Trong quá trình điều trị, hãy để da trẻ được thông thoáng bằng cách mặc quần áo rộng rãi cho bé. Tránh bôi phấn rôm hay mỹ phẩm lên da trẻ sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc là thúc đẩy rôm sảy càng mọc nhiều hơn.
Nếu sau vài ngày áp dụng, tình trạng rôm sảy của trẻ vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn thì nên đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Người sinh vào ba giờ này có vận mệnh tốt, cả đời dồi dào tài lộc, ba đời đều có gia tài tốt
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy