7 thói quen khi đi ngủ gây hại cho gan, muốn gan khỏe, sống lâu thì nên sửa ngay
Phát hiện bản thân có vấn đề, chị tôi từ chối đám cưới và muốn chia tay / Thầy phong thủy chỉ rõ: Treo ảnh cưới ở 5 vị trí này, vợ chồng lục đục, tài lộc tiêu tan
Bật đèn ngủ
Đây là thói quen và sở thích của nhiều người nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng bật đèn ngủ sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn.
Theo một số nghiên cứu thì những người thường xuyên bật đèn ngủ có khả năng thức giấc giữa đêm rất cao, lâu dần sẽ làm giảm sắc tố melanin trong cơ thể, ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường. Việc chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự sửa chữa của các cơ quan trong quá trình chúng ta nghỉ ngơi. Và gan cũng là một trong những cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng.
Ảnh minh họa.
Ăn trước khi đi ngủ
Ăn trước khi đi ngủ gây hại lớn cho dạ dày, đồng thời còn có tác động xấu đến gan. Nếu bạn ăn quá no hoặc ăn thực phẩm có tính kích thích thì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, làm suy giảm khả năng giải độc, khiến các chất độc hại trong cơ thể không được thải ra ngoài, tích tụ trong cơ thể, tác động ngược lại với gan, làm tổn thương sức khỏe của gan.
Nằm sấp để ngủ
Tư thế ngủ này sẽ khiến tim bị chèn ép, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Đồng thời nằm sấp cũng làm chậm quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác vì thiếu máu. Khi như lượng máu cần thiết cho gan không được cung cấp kịp thời sẽ khiến gan yếu đi và suy giảm chức năng.
Dùng điện thoại di động trước khi ngủ
Mắt và gan có mối quan hệ liên kết chặt chẽ, gan là bộ phận giúp mắt được hồi sức nên khi mắt phải làm việc quá sức gan cũng sẽ bị tổn thương.
Khi bạn tắt đèn và nằm xem điện thoại, bạn cũng thức khuya hơn, làm ảnh hưởng đến quá trình giải độc gan. Việc thiếu ngủ có thể khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng. Vì sức khỏe của mắt và gan, chúng ta nên tránh sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ.
Đi ngủ muộn
Khoảng thời gian từ 12h đêm đến 3h sáng là lúc gan tự phục hồi. Nếu bạn vẫn còn thức trong thời gian này thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình gan tự giải độc. Chất độc không được đào thải kịp thời tích tụ lại trong cơ thể, lâu dần làm giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến các bệnh ở gan hoặc các bộ phận khác.
Hút thuốc và uống rượu trước khi ngủ
Rượu bia cần được gan chuyển hóa sau khi uống rượu đi ngủ, gan cần chuyển hóa rượu đồng thời giải độc nên gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến quá tải, suy giảm chức năng.
Việc hút thuốc cũng tương tự như vậy. Nó làm tăng gánh nặng giải độc cho gan và khiến gan thiếu chất dinh dưỡng, suy giảm chức năng. Bên cạnh đó, chất độc trong khói thuốc lá còn khiến cơ thể miễn dịch yếu, dễ sinh tế bào ung thư, làm bạn mất đi khả năng được ghép gan nếu mắc bệnh gan.
Nổi cáu trước khi ngủ
Khi bạn tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là "catecholamine". Chất này tác động lên hệ thần kinh trung ương, có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng cường phân hủy axit béo, dẫn đến lượng độc tố trong máu và tế bào gan tăng lên tương ứng, từ đó đó làm tổn thương gan.
Để bảo vệ cho lá gan của mình luôn khỏe mạnh ngoài việc tránh những thói quen trên bạn nên: ăn sáng, uống nhiều nước, ăn rau xanh, tập thể dục để nuôi dưỡng gan khỏe mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?