8 loại rau mọc dại đầy vườn, vừa bổ vừa ngon: Dân quê toàn nhổ bỏ, dân thành phố săn lùng
10 thực phẩm chớ dại bỏ vào tủ lạnh kẻo nguy hại khôn lường, ăn vào có ngày đi viện / Loại quả chỉ mùa thu mới có giúp ‘dọn sạch’ mạch máu, ngừa đột quỵ
Rau khoai lang
Rau khoai lang có thể chế biến thành các món hấp dẫn khác nhau như rau luộc, rau lang xào tỏi… Đây cũng là loại rau dân dã nhưng có giá trị dinh dưỡng cao không kém các loại rau lá khác.
Bản thân cây rau khoai lang có chứa chất dịch trắng bên trong giúp chống lại các loại côn trùng gây hại. Chính vì vậy, đây là loại rau rất ít phải sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Củ sen
Củ sen mọc trong ao nên từ lúc trồng đến khi thu hoạch ngay cả việc bón phân cũng vô cùng ít. Chúng chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ môi trường sống. Nước và bùn giúp củ sen hầu như không bị sâu bệnh.
Củ sen giàu khoáng chất, vitamin C, chất xơ… giúp thanh nhiệt, giảm cân…
Hẹ
Hẹ là loại rau có thân hình gần giống với hành lá, rễ na ná với tỏi. Người trồng hẹ rất hiếm khi phải phun thuốc bảo vệ thực vật cho loại cây này. Bạn có thể dễ dàng mua hẹ ở mọi nơi, từ các chợ dân sinh đến siêu thị.
Các loại quả thuộc họ bầu, bí
Các loại quả thuộc họ bầu bí thường ít bị sâu bệnh nên tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với chúng khá thấp. Ngoài ra, những quả này có lớp vỏ dày, giúp bảo vệ phần ruột bên trong không bị các chất có hại xâm nhập.
Rau cải cúc
Rau cải cúc (còn gọi là tần ô) được tiêu thụ nhiều vào mùa thu. Loại rau này có mùi thơm tự nhiên khiến sâu bọ tránh xa. Chính vì vậy, người ta ít khi phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với loại rau này.
Rau cải cúc có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin, axit amin, canxi… giúp giảm căng thẳng, làm dịu thần kinh, đẹp da, bổ não…
Rau diếp ngồng
Rau diếp ngồng thường ít bị phun thuốc vì bản thân nó có chứa chất chống lại côn trùng. Lá của loại cây này có màu xanh hoặc màu tía, có thể dùng ăn sống hoặc luộc. Trong khi đó, phần thân trắng rất mềm, chứa nhiều dưỡng chất, có thể dùng để luộc, nấu canh, nướng hoặc xào.
Củ niễng
Củ niễng mọc trong nước, có nhiều lớp vỏ bảo vệ bên ngoài nên trong quá trình trông không cần sử dụng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Khi sử dụng, người dùng chỉ cần bóc hết lớp vỏ già bên ngoài và lấy phần ruột non bên trong là được.
Tỏi
Ngoài phần củ, lá tỏi cũng được sử dụng để nấu ăn. Tỏi giàu chất allicin có khả năng đuổi côn trùng tự nhiên. Vì vậy, khi trồng tỏi, người ta không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu.
Lá tỏi hay củ tỏi đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, làm ấm tỳ vị, rất thích hợp để sử dụng vào mùa thu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức