8 loại thực phẩm ăn thường xuyên dễ rước bệnh vào người
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh / 3 loại thực phẩm mọc mầm được ví như 'tiên dược' cực tốt cho sức khỏe
Không thể phủ nhận rằng có rất nhiều thực phẩm mang lại những giá trị dinh dưỡng cao, cực kỳ tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý rằng không phải loại thực phẩm nào cũng luôn luôn là tốt cho cơ thể.
Một số thực phẩm có thể tốt cho bạn nếu bạn ăn có kiểm soát, đúng chừng mực, nhưng chúng lại có thể gây hại nghiêm trọng nếu như bạn ăn quá nhiều.
Giấm táo
Ảnh minh họa.
Nhiều chị em tintưởng lựa chọn dùng dấm táo để giảm cân. Tuy nhiên chính điều này khiến loại thực phẩm này bị lạm dụng quá mức. Bởi lẽ, giấm táo có tính axit cao, lạm dụng chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Thậm chí, nó có thể gây buồn nôn, bỏng họng, tổn thương răng...
Các loại thịt chế biến sẵn
Trong thành phần của các loại thịt chế biến sẵn thường được thêm vào các chất hóa học, chất bảo bảo quản. Những hóa chất này được chứng minh có thể gây ung thư ruột kết và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra các loại thịt này thường được đóng gói với nhiều đường, muối và chất béo là những chất có thể gây béo phì và bệnh đái tháo đường. Vì thế lời khuyên cho bạn, nên tự nấu nướng ở nhà, tránh dùng các loại thịt chế biến sẵn.
Ngũ cốc chế biến sẵn
Ngũ cốc có thể là loại thực phẩm tốt cho bữa sáng như bột yến mạch ăn liền. Ngũ cốc chế biến sẵn thì chưa hẳn là vậy. Ngay cả các loại ngũ cốc được gắn mác “tốt cho sức khỏe” cũng được đóng gói với lượng đường và chất béo cao, cùng với một số chất hóa học, chất bảo quản có hại cho cơ thể.
Bánh mì nguyên hạt
Bánh mì nguyên hạt giàu chất xơ song lại chứa nhiều chất bảo quản, lượng muối, đường khá cao. Hơn nữa, nó vẫn chứa lượng bột mì tinh chế, không phải hoàn toàn không có.
Các loại bánh chiên
Nhiều người có thói quen ăn sáng bằng một chiếc bánh ngọt chiên như bánh gạo, bánh quy. Các loại bánh này có mùi vị ngon, nhưng chứa một lượng lớn đường, chất béo, chất chuyển hóa có hại. Trung bình một chiếc bánh rán có thể chứa trên 300 calo. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng cân nhưng ít ai nhận ra.
Bơ đậu phộng ít béo
Bơ đậu phộng ít chất béo được cho là thực phẩm tốt sức khỏe song thực chất hại nhiều hơn lợi. So với sản phẩm chưa tách béo, chúng vẫn chứa lượng calo tương đương. Mặt khác, chất béo trong bơ thường được thay thế bởi đường hoặc một chất khác thay thế.
Nước ép đóng hộp
Nhiều người nghĩ rằng nước ép trái cây đóng hộp cũng có lợi như nước ép tự nhiên. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn ngược lại. Nước ép đóng hộp gồm tất cả các sản phẩm được làm từ hương liệu tổng hợp và hương liệu tự nhiên, đều được đóng gói với hàm lượng đường cao và cho thêm vào các chất hóa học, chất bảo quản.
Chính các chất phụ gia ấy có thể là nguyên nhân gây ra béo phì và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì thế cách tốt nhất để cơ thể có đủ vitamin, bạn nên ăn trái cây tươi hoặc tự làm nước ép tại nhà thay vì uống nước ép đóng gói.
Siro từ gạo lứt
Siro từ gạo lứt được nhiều người kỳ vọng là chất tạo ngọt lành mạnh thay thế đường. Dù vậy, chúng lại không chứa bất kỳ lượng dinh dưỡng hữu ích nào bên trong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng