8 lỗi chăm sóc răng miệng đang hủy hoại răng bạn từng ngày
Theo trang Bright Side, chúng ta có thể mắc lỗi hàng ngày liên quan đến việc chăm sóc răng miệng không đúng cách mà ít ai nhận ra. Để tránh làm hại răng miệng, hãy sửa đổi ngay những thói quen sau.
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / 10 mẹo giúp bạn đẩy lùi cơn đau bụng tại nhà
Lơ là mùi hôi khoang miệng: Mùi hôi từ miệng thường có nguyên nhân do lỗi chăm sóc răng miệng kém hoặc là dấu hiệu của bệnh về nướu. Phần lớn mọi người đều không nhận thấy mùi cơ thể của mình nhưng những người khác lại có thể dễ dàng ngửi thấy thông qua giao tiếp. Bạn có thể kiểm tra hơi thở của mình có thơm tho hay không bằng cách liếm vào cổ tay, đợi khoảng 10 giây sau đó ngửi xem vùng da này có mùi hay không.
Ăn uống sau khi đánh răng: Bạn có thể ăn, uống sau khi đánh răng vào buổi sáng. Tuy nhiên, mùi hương của kem đánh răng nên là hương vị cuối cùng đọng lại khoang miệng vào cuối ngày.
Đừng uống nước sau khi đánh răng: Sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng bằng nước. Tuy nhiên, đừng uống nước. Súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ khiến lượng Florua trong kem đánh răng vừa phủ lên bề mặt răng bị mất đi. Do đó, tốt nhất sau khi đánh răng xong, nên cố gắng giữ lại lượng florua trên răng càng lâu càng tốt. Ít nhất là khoảng 30 phút sau đó, bạn mới nên uống nước hoặc súc miệng.
Đánh răng quá nhanh: Về cơ bản, bạn cần chải răng khoảng 2 phút cho toàn bộ khoang miệng, dành ít nhất 30 giây cho một trong 4 góc phần tư khoang miệng.
Chải răng quá mạnh: Thói quen này có thể làm hại men răng và khiến răng, nướu trở nên nhạy cảm hơn. Bạn cũng cần chú trọng việc chọn mua bàn chải với phần lông có chất lượng tốt, phù hợp tình trạng răng để tránh làm tổn thương răng miệng.
Đánh răng ngay sau bữa ăn: Chúng ta nên để khoang miệng được nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau bữa ăn rồi mới làm vệ sinh. Việc đánh răng ngay sau khi ăn có thể làm hỏng men răng, nhất là sau khi bạn ăn thực phẩm chứa lượng axit cao.
Không thay bàn chải định kỳ: Nha sĩ khuyên nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng một lần. Trường hợp lông bàn chải bị sờn, biến dạng, có mùi hôi… bạn nên thay chúng sớm hơn nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Không thay bàn chải mới khi ốm: Bàn chải đánh răng không tiêu diệt được vi khuẩn trong khoang miệng nên sau khi khỏi bệnh, bạn nên thay mới bàn chải. Bên cạnh đó bạn nên tránh để những chiếc bàn chải sát cạnh nhau. Ảnh: BS.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo