Đời sống

8 nguyên nhân khiến bạn giảm cân dù không ăn kiêng

Nếu bạn thấy cân nặng giảm đáng kể dù không có sự thay đổi nào trong chế độ ăn uống và luyện tập, có lẽ bạn nên lo lắng về sức khỏe của mình.

Điều gì xảy ra khi bạn ăn khoai tây mỗi ngày? / 11 nguyên liệu tự nhiên giúp loại bỏ mùi hôi cơ thể

Bệnh cường giáp: Sụt cân là một dấu hiệu phổ biến của bệnh cường giáp - khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone dẫn đến các thay đổi của cơ thể. Các vấn đề về giấc ngủ và cảm giác bốc hỏa là các triệu chứng khác của bệnh này.

Bạn không ăn đủ: Khi ta lớn tuổi, dạ dày sẽ tiêu hóa thức ăn chậm hơn, khiến ta no lâu hơn. Điều này có thể dẫn đến ăn ít, sụt cân và suy dinh dưỡng ở người trưởng thành.

Bệnh Celiac:Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột, xảy ra khi cơ thể không dung nạp gluten dẫn đến tổn thương ruột non. Bệnh này dẫn đến sụt cân và thường đi kèm với các triệu chứng như đầy hơi hoặc tiêu chảy.

Trầm cảm: Mất khẩu vị là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm, và triệu chứng này có thể gây sụt cân nếu người bệnh không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn tâm lí này.

Viêm tụy: Tuyến tụy tiết ra enzim hỗ trợ tiêu hóa. Những người mắc viêm tụy mãn tính thường sụt cân rất nhanh vì tuyến tụy không sản sinh đủ enzim để duy trì quá trình tiêu hóa bình thường.

Bệnh tiểu đường: Tiểu đường giai đoạn đầu có thể gây sụt cân. Bạn cũng có thể luôn cảm thấy khát khô cổ và đi tiểu nhiều. Bệnh này cũng khiến cơ thể hút cạn các dưỡng chất từ cơ, dẫn đến sụt cân.

Viêm khớp dạng thấp: Các chứng viêm như viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh chán ăn, dẫn đến sụt cân. Các bệnh này cũng gây viêm ở ruột, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu chất dinh dưỡng.

Bệnh ung thư: Một số dạng ung thư, như khối u hoặc vết loét trong dạ dày hoặc ruột có thể gây viêm hoặc kém hấp thu, dẫn đến sụt cân. Khối u trong thực quản cũng có thể gây sụt cân vì nó khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm