8 thói quen của trẻ cha mẹ tưởng phiền phức nhưng hóa ra lại rất bình thường
Loạt cây cảnh thân khô giòn vẫn ra lá, tạo dáng cực đẹp / Lão nông "khùng" trồng rau dại lớn nhanh như thổi, kiếm bộn tiền
Mỗi bậc cha mẹ có thể nhớ lại khoảnh khắc khi thiên thần nhỏ của mình biến thành một đứa trẻ 2 tuổi với thái độ khủng khiếp và bắt đầu làm những điều khó chịu. Trong những trường hợp này, nhiều bố mẹ phải hỏi xin ý kiến bác sỹ tâm lý.
Các nhà nghiên cứu đã quyết định nghiên cứu một số vấn đề hành vi khiến trẻ em khó chịu và dưới đây là 8 thói quen như vậy nhưng bố mẹ hãy cứ bình tĩnh vì những thói quen đó hoàn toàn không quá tồi tệ.
1. Luôn trả lời "Không"
Ảnh minh họa
Một đứa trẻ tốt bụng và trầm tính đột nhiên bắt đầu từ chối mọi thứ mà bố mẹ đưa cho, trẻ phản ứng gay gắt ngay cả khi nói đến những điều chúng thích.
Theo quy luật, thời kỳ nói "không" chỉ xảy ra ra khi một đứa trẻ đã bắt đầu nhận ra rằng chúng có thể tự khẳng định mình và thường xuất hiện khi trẻ từ 2,5 đến 3 tuổi. Cuối cùng trẻ cũng hiểu rằng chúng là những cá thể độc lập và không phải là một phần của bố mẹ và cố gắng làm khác đi vị trí của mình trong gia đình.
Bố mẹ cần phải làm gì?
Hãy kiên nhẫn và hãy cố gắng kìm nén sự nổi loạn của con. Hãy để con tự đưa ra quyết định để chúng tự lập hơn như việc chọn quần áo khi đi học. Bằng cách này, trẻ sẽ tin tưởng bố mẹ và trở nên tự tin hơn.
2. Lặp đi lặp lại câu hỏi giống nhau
Trẻ lặp đi lặp lại cùng một từ đó là vì chúng muốn thấy phản ứng của bố mẹ. Đôi khi, các bà mẹ không thể hiểu được những gì con cái muốn và những đứa trẻ cảm thấy buồn nếu chúng không nhận được câu trả lời. Hành vi này có thể khiến ngay cả những bậc cha mẹ bình tĩnh nhất cũng phát điên.
Bố mẹ cần phải làm gì?
Hãy nhớ rằng sự lặp lại là một cách để trẻ nói thành thạo. Hãy khuyến khích và nói chuyện với con nhiều hơn, việc nói lặp đi lặp lại của trẻ sẽ kết thúc nhưng phản ứng tiêu cực của bố mẹ trong thời kỳ này có thể gây ra vấn đề trong tương lai của con.
3. Thường thức dậy vào ban đêm
Ảnh minh họa
Trẻ đi ngủ và thường thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng nhưng đột nhiên chúng bắt đầu thức dậy lúc 3 giờ sáng và thậm chí còn khóc khi dậy. Tình trạng này càng xảy ra thường xuyên thì càng khó khăn hơn để từ bỏ thói quen này.
Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra do cảm xúc và thông tin mới nhận được trong ngày. Nếu một đứa trẻ không muốn ngủ, có lẽ chúng đã trải qua những cảm xúc mãnh liệt vào buổi tối và đôi khi thành thạo các kỹ năng mới cũng có thể gây ra hành vi thái quá. Các nhà tâm lý học trẻ em cho rằng trẻ muốn thử các kỹ năng mới của chúng đến mức chúng sẵn sàng hy sinh giấc ngủ.
Bố mẹ cần phải làm gì?
Đầu tiên, hãy thử lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động đầu tiên trong ngày, nếu trẻ vẫn không muốn ngủ vào ban đêm thì cũng đừng nổi giận lên. Hãy dành thời gian với con, trẻ có thể sẽ bình tĩnh lại sau vài phút và trở lại giường.
4. Không muốn nghe bố mẹ nói
Ảnh minh họa
Vào buổi sáng, bố mẹ phải đưa con đến lớp mẫu giáo và đi làm nhưng lại gặp những trở ngại như trong khi bố mẹ lên kế hoạch một buổi sáng hoàn chỉnh thì chúng ném bữa sáng, chạy, la hét và không muốn đánh răng.
Theo nhà tâm lý học John Gottman, trẻ con nghịch ngợm là do muốn chơi. Đối với trẻ sơ sinh, chơi là chính cách để chúng khám phá thế giới. Khi thức dậy, trẻ tràn đầy năng lượng và bố mẹ không nên đổ lỗi cho chúng nếu kế hoạch của mình bị thay đổi.
Bố mẹ cần phải làm gì:
Bố mẹ nên xem xét lại lịch trình và có thể cố gắng thức dậy sớm hơn để có thời gian chơi với con. Nếu phương án này không phù hợp, hãy cố gắng hiểu trẻ và để trẻ chơi ít nhất trong 15-20 phút.
5. Khóc không có lý do.
Hôm nay, bố mẹ không cho phép con xem phim hoạt hình và chúng bắt đầu la hét và khóc nên bố mẹ đã trừng phạt chúng vì hành vi xấu nhưng bố mẹ đã không cân nhắc thực tế là ngày hôm qua, bố mẹ cho con xem phim hoạt hình trong 3 giờ để chúng không làm phiền mình khi đang có việc bận.
Trẻ em luôn nhớ các quy tắc của trò chơi (đặc biệt là nếu chúng có hứng thú với những trò chơi này) và chúng thực sự không hiểu vì sao tình hình thay đổi. Do đó, việc bố mẹ không thể thỏa mãn nhu cầu khiến chúng cảm thấy thất vọng.
Bố mẹ cần phải làm gì:
Hãy logic khi nói đến những hạn chế, đừng thay đổi các quy tắc chỉ vì bố mẹ có quyền làm điều đó. Hãy đặt ra quy tắc chung và thực hiện các quy tắc đó cùng với con của mình.
6. Ném đồ đạc
Ảnh minh họa
Trẻ luôn ném bút chì, đồ chơi và các đồ vật khác đi. Có bé còn ném núm vú giả xuống sàn và khóc cho đến khi bố mẹ trả lại cho chúng.
Đầu tiên, trẻ sơ sinh dễ có xu hướng hành vi bốc đồng và chúng chưa thể điều khiển nó bởi vì não chưa hoàn toàn phát triển. Thứ hai, ném đồ cũng là một kỹ năng tốt mà trẻ phải rèn luyện: chúng phát triển các kỹ năng vận động và phối hợp giữa tay và mắt. Thứ ba, khi một đứa trẻ đang ném thứ gì đó, chúng học được mối quan hệ nhân quả (nếu ném nó, nó sẽ rơi xuống).
Bố mẹ cần phải làm gì:
Bố mẹ hãy cố gắng giải thích những thứ có thể ném và những thứ không nên ném. Một đứa trẻ 2 - 3 tuổi có thể hiểu được điều này.
7. Không muốn ăn
Ảnh minh họa
Trẻ đã có sức ăn tốt nhưng bây giờ chúng từ chối ăn ngay cả những món ăn yêu thích của mình. Bác sỹ nhi khoa phân biệt một số lý do có thể gây mất cảm giác ngon miệng ở trẻ như mệt mỏi, mọc răng hoặc chỉ muốn chơi nhưng các nghiên cứu cho thấy các món ăn mới cũng có thể ảnh hưởng đến cách ăn uống của trẻ. Em bé khá bảo thủ và những điều mới làm chúng sợ, vì vậy bố mẹ có thể làm tình hình tồi tệ hơn nếu cứ khăng khăng bắt trẻ ăn.
Bố mẹ cần phải làm gì:
Đừng cố bắt trẻ ăn nếu chúng không muốn. Khi lên 2 tuổi, trẻ có thể hiểu rằng khi nào chúng no bụng. Bố mẹ cũng nên thêm những đồ ăn mới dần dần để trẻ quen và có cảm giác yêu thích món ăn.
8. Trẻ bị kích động
Ảnh minh họa
Trẻ em bị kích động đột ngột khiến bố mẹ như gặp cơn ác mộng tồi tệ nhất. Ban đầu, chúng khóc để có được thứ mình muốn nhưng sau đó bị mất kiểm soát. Mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn nếu tình huống này xảy ra ở nơi công cộng và đôi khi bạn gần như không thể làm trẻ bình tĩnh lại.
Việc kích động thường có những lý do sâu xa và khó hình dung để xảy ra, nó có thể là mệt mỏi, quá tải cảm xúc, đó... Lúc này, một tình huống như bố mẹ từ chối mua một món đồ chơi mới cũng có thể trở nên tồi tệ. Một người trưởng thành có thể đối phó với cảm xúc của họ nhưng hệ thống thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển và chúng khó có thể kìm được cảm xúc.
Bố mẹ cần phải làm gì:
Cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ lúc này là vô ích. Bố mẹ có thể tránh để trẻ bị kích động ngay từ đầu như cách đưa ra một điều thú vị hơn cho chúng làm hoặc có thể cứ để con khóc và bình tĩnh lại. Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên nhượng bộ trong những tình huống này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng bệnh nặng, tôi lao về quê với mục tiêu thừa kế – nhưng lời bà nói khiến tôi "đứng hình"
Kiếm 50 triệu/tháng vẫn không dám gửi tiền cho bố mẹ, tôi quyết định ly hôn vì câu nói lạnh lùng của vợ lúc mẹ chồng ốm
Một tuần sau khi ra ở riêng, tôi ‘muối mặt’ xin mẹ chồng cho về, nhưng câu trả lời của bà khiến tôi ám ảnh
Chồng cũ đòi lại nhà sau 5 năm ly hôn: Hành động bất ngờ khiến tôi vừa giận vừa lo sợ
Tục ngữ có câu: 'Nam không thể vượt quá tám, nữ không thể vượt quá bảy', người xưa kết luận rằng thời kỳ tốt nhất để các cặp vợ chồng có con là đây!
Mẹ chồng hờ hững, chồng cười buồn khi vợ nhắc đến chuyện xét nghiệm ADN: Bí mật nào đang che giấu trong gia đình này?