Đời sống

9 vật dụng nên vứt ngay nếu đã dùng quá lâu, chẳng những rước bệnh còn gây ung thư

Những vật dụng phổ biến hàng ngày trong các gia đình, nếu đã sử dụng lâu thì kiến nghị nên vứt bỏ ngay lập tức để tránh rước bệnh vào người.

1. Khăn mặt

Ảnh minh hoạCó thể bạn quan tâm

Khăn mặt là loại hàng dệt sợi, thời gian dài sử dụng, vi khuẩn xâm nhập sâu vào khoảng trống sợi rất khó loại bỏ. Khăn dùng trong thời gian dài vừa bẩn lại vừa cũ sẽ trở thành nguồn ô nhiễm mới, nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của da, gây kích ứng da và dễ nổi mụn.

Kiến nghị: 3 tháng thay đổi khăn mặt một lần

2. Giấy vệ sinh

Giấy vệ sinh cũng có hạn sử dụng, bao bì không chắc chắn hoặc bảo quản kém sẽ khiến giấy bị ẩm hoặc ô nhiễm. Các thương hiệu giấy vệ sinh thông thường sẽ ghi ngày sản xuất và thời hạn sử dụng trên bao bì bên ngoài. Giấy vệ sinh đã quá thời hạn sử dụng dễ chứa vi khuẩn và có thể trở thành "giấy không vệ sinh".

Kiến nghị: Trong điều kiện khô ráo và thông gió, thời hạn sử dụng của giấy vệ sinh bình thường là 2 - 3 năm.

3. Bàn chải bồn cầu nhà vệ sinh

Ảnh minh họa

Nếu thấy lông bàn chải nhà vệ sinh của bạn ngày càng ít đi, thì chính là nó đã hết hạn. Bàn chải nhà vệ sinh khi hết hạn sử dụng rất dễ rụng lông, ẩn náu bụi bẩn và vi khuẩn, vi trùng sau khi lông rụng.

Kiến nghị: Nói chung, sử dụng bàn chải nhà vệ sinh nửa năm phải thay cái mới.

4. Kem đánh răng

Các chất hóa học có trong kem đánh răng sẽ có phản ứng sau một thời gian nhất định, đặc biệt là kem đánh răng đã được mở nắp sử dụng. Ngoài ra, kem đánh răng được sử dụng càng lâu thì càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với không khí và khả năng tiếp xúc với vi khuẩn càng cao.

Kiến nghị: Tốt nhất nên mua hộp kem đánh răng nhỏ, sử dụng hết trong vòng một hoặc hai tháng.

5. Miếng rửa chén bát

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 20% miếng rửa chén có chứa vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli và Salmonella. Miếng rửa chén, bát không được khử trùng hoàn toàn cũng sẽ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn, gây ra "lây nhiễm chéo" cho bộ đồ ăn trong quá trình rửa.

Kiến nghị: Thay khăn rửa chén bát 1 tháng một lần.

6. Gối đầu

Gối đầu sử dụng thời gian dài dễ bị dính nấm, vi khuẩn, bụi bẩn, gàu trên đầu và dầu trên da mặt. Gối bẩn là nơi sản sinh của các loại côn trùng và vi khuẩn, có thể gây ra hàng loạt các vấn đề trên da mặt, đặc biệt là dị ứng.

Kiến nghị: Tốt nhất là giặt vỏ gói 1 tuần một lần, nếu có dị ứng hoặc các khó chịu khác, nên thay vỏ gối tuần 2 lần.

7. Đũa

Ảnh minh họa

Đũa dùng lâu có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có hại khác nhau, chẳng hạn như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, và thậm chí aflatoxin, được công nhận là gây ra ung thư gan, gây ra các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy và nhiễm trùng.

Kiến nghị: Đũa tre và đũa gỗ thông thường có thời hạn sử dụng từ 3 đến 6 tháng, thời gian sử dụng của đũa kim loại lâu hơn.

8. Thớt

Thớt để băm chặt là nơi lý tưởng các loại vi khuẩn sản sinh, đặc biệt ở các vết nứt trên thớt, nơi còn sót lại thực phẩm, khả năng ẩn náu nhiều vi khuẩn nhất.

Kiến nghị: Tốt nhất nên sử dụng thớt không quá 2 năm, bình thường muốn khử độc trên thớt, có thể dùng nước nóng, dùng muối hoặc dùng giấm để rửa.

9. Chảo

Ảnh minh họa

Sử dụng lâu dài chảo chống dính có thể làm hỏng lớp phủ bề mặt và giải phóng chất độc ammonium perfluorooctanoate, có hại cho sức khỏe tuyến giáp. Khả năng chịu nhiệt độ của ammonium perfluorooctanoate là 280 ° C. Một khi nhiệt độ này vượt quá, các chất có hại có thể kết tủa.

Kiến nghị: Các loại chảo chống dính không nên sử dụng quá 3 năm, khi nấu tránh nấu ở nhiệt độ cao, khi rửa chảo không dùng vật liệu cứng để chà bề mặt chảo.

Theo PV/Khám phá
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo