Ăn đậu phụ cùng thứ này còn quý gấp trăm lần nhân sâm thuốc bổ đắt tiền, số 3 cực kì tốt
Kết hợp với lòng đỏ trứng hoặc với máu động vật
Cũng giống như uống viên canxi cần bổ sung thêm vitamin D, ăn đậu phụ bổ sung canxi thì cần kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin D. Bởi vì vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu và sử dụng canxi.
Mặc dù đậu phụ chứa rất nhiều canxi, nhưng khi ăn đậu phụ, cần phải kết hợp với một loại thực phẩm nhiều vitamin D mới có thể làm tăng hiệu quả của đậu phụ. Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin D, do đó đậu phụ kết hợp với lòng đỏ trứng là một món ăn tuyệt vời để bổ sung canxi.
Các cơ quan nội tạng động vật, ví dụ như trong gan hoặc trong máu động vật cũng có hàm lượng vitamin D rất cao, vì vậy có thể nấu đậu phụ trắng với máu động vật, đặc biệt là máu vịt, có tác dụng tốt trong việc hấp thụ canxi của đậu phụ.
Kết hợp với một số loại thịt, hấp thụ protein
Đậu nành có tiếng là “thịt thực vật”, là loại protein tốt nhất trong thực phẩm. Đậu phụ làm từ đậu nành, tất nhiên, protein cũng tương đối cao. Tuy nhiên, hàm lượng và tỷ lệ axit amin, protein trong đậu phụ không hợp lý lắm, cũng không thích hợp cho việc tiêu hóa và hấp thu của con người. Do đó, nếu ăn đậu phụ với một số thực phẩm có hàm lượng protein cao như một số loại thịt, thì có tác dụng hỗ trợ bổ sung protein ở đậu phụ vào cơ thể tốt hơn.
Kết hợp với rau xanh, mộc nhĩ để phòng ngừa bệnh tật
Mặc dù đậu phụ rất giàu chất dinh dưỡng, những chất xơ tương đối ít, nếu ăn nguyên đậu phụ có thể gây táo bón. Các loại rau xanh và mộc nhĩ có chứa nhiều chất xơ, có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của đậu phụ. Ngoài ra, mộc nhĩ và rau xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Nếu kết hợp với đậu phụ, tác dụng kháng bệnh càng tốt. Cần chú ý rằng, hàm lượng axit oxalic trong rau bina, rau dền và các loại rau lá xanh khác là cao. Do đó, các loại rau này nên được chần qua nước sôi trước khi nấu với đậu phụ để tránh ảnh hưởng sự hấp thụ canxi trong đậu phụ.
Điều cần nhớ khi ăn đậu phụ để không gây hại cho sức khỏe
Không ăn đậu phụ với mật ong
Đậu phụ thường chứa thạch cao còn mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi, thậm chí dẫn tới hôn mê. Đặc biệt, người có bệnh về tim mạch càng cần tránh dùng cùng lúc hai thực phẩm này.
Không ăn đậu phụ với rau chân vịt
Sở dĩ có điều này là bởi lẽ trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate.
Và hai chất này không chỉ gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi thận.
Không ăn đậu phụ thay rau
Đậu phụ có nguồn gốc thực vật vì vậy nên nhiều người cho rằng đậu phụ mát và có thể sử dụng thay rau.
Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Bởi dù đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng lại không chứa chất xơ. Nếu bạn ăn đậu phụ thay rau kéo dài trong nhiều ngày, bạn sẽ bị táo bón kèm theo hàng loạt những hệ lụy sức khỏe và dinh dưỡng khác khi ăn một chế độ thiếu chất xơ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận – Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói trẻ con
Cuối năm 2024: 4 con giáp gặp may mắn nhân đôi, quý nhân phù trợ, tài lộc vượng phát
Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
Phát hiện bình nóng lạnh có 4 dấu hiệu này phải ngưng dùng ngay lập tức kẻo gây cháy nổ nguy hiểm
Mâu thuẫn gia đình căng thẳng: Mẹ chồng bỏ đi, bố chồng ép con dâu cầu hòa trong nước mắt