Mận có nhiều chất oxalate, nếu ăn nhiều sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi. Vì oxalate canxi chính là nguyên nhân gây ra sỏi thận và bàng quang nên bạn cần tránh ăn quá nhiều mận.
Khi ăn quá nhiều mận, mức oxalate có thể tập trung, cản trở hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, dẫn đến hình thành sỏi nhỏ hoặc thậm chí lớn trong thận và bàng quang.
Người bị bệnh liên quan đến thận nên hỏibác sĩ khi ăn mận.Thông thường,bác sĩ sẽ không cấmbạn ăn mận, nhưng nếu bạn cóxu hướng phát triển sỏi thận, hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh này thì tốt nhấtkhông nên ăn với số lượng lớn.
Ăn quá nhiều mận sẽ ảnh hưởng đến việc tiết dịch bình thường của dịch dạ dày. Tiêu thụ quá mức sẽ ảnh hưởng đến nhu động dạ dày, gây viêm dạ dày và loét dạ dày.
Độ axit của mận xanh khácao nênnhững người có tiền sửbị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày nên cẩn thận khi ăn mận xanh.
Chất chua trong mận có thểlàm ê buốt chân răng, đặc biệt là răng của trẻ em. Bởi vậy, những người ăn quá nhiều mận có nguy cơ bị sâu răng cao.
Đông y cũng khẳng định, mận có tính nóng, vị chua ngọt nên khi ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể.
Bà bầu vốncó thân nhiệt nóng hơn so với người bình thường. Vì vậy,đặc biệt không được ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc nếuăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên ăn mận.
Chất đường trong mận chín có thể ảnh hưởng xấu đến người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, bệnh nhân tiểu đường tốt nhất không nên ăn mận, nhất là với mận chín, cần tuyệt đối tránh xa để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao.
Không nên ăn mận khi đói vì mận có tính axit cao, có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Nên ngâm mận trong nước muối loãng từ 15-20 phút trước khi ăn để đảm bảo an toàn và không nên ăn quá 10 quả trong một ngày.