Đời sống

Ăn mía thấy có "điểm lạ" này thì nhớ vứt ngay, đừng vì tiếc của mà mang "độc" vào người

Bên cạnh những công dụng hữu ích của mía với sức khỏe , vẫn có những yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ thể, nhất là khi thấy mía có điểm này.

Nữ sinh 'nhặt' bã mía, vỏ tôm thừa về làm giấy chống thấm thay thế túi nylon / Tác hại không ngờ của nước mía mà bạn không ngờ tới

Dấu hiệu "lạ" trên cây mía mà bạn cần chú ý

Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những“chấm đỏ” trong thân mía mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Loại nấm này có tên là “nấm độc Arthrinium”, chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên “Axit 3-nitropropionic”, loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương.

diem la khi an mia-phunutoday

Ảnh minh họa

Tháng 2 và tháng 4 hàng năm là thời kỳ loại nấm độc này ở cây mía sinh sôi nhiều nhất. Sau khi ăn phải cây mía bị nhiễm độc, biểu hiện ban đầu là hệ thống tiêu hóa bị rối loạn với các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiếp theo là hệ thống thần kinh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Bệnh nặng có thể xuất hiện triệu chứng co giật, thậm chí đại tiểu tiện không thể tự chủ được dẫn đến hôn mê. Nếu không được kịp thời cứu chữa, độc tố sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến khó thở mà tử vong. Nếu còn sống thì cũng để lại di chứng như liệt toàn thân.

Tùy cơ địa mỗi người, có một số người sau khi ăn phải những đốm đỏ trong cây mía bị trúng độc nhưng chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, không bị hoa mắt.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên đề cao cảnh giác. Một khi phát hiện cây mía có những đốm đỏ, bạn nên bỏ đi ngay lập tức. Khi ăn mía, chúng ta nên quan sát, chọn lựa kỹ càng để tránh trúng độc.

Vì vậy mà người dân Trung Quốc mới có câu “mía thanh minh, độc hơn rắn”, thực ra là để cảnh báo mọi người.

 

Lưu ý để an toàn khi ăn mía

Không ăn mía để lâu vì rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Mía khi có dấu hiệu mốc như có điểm đỏ, mốc xanh… hay có mùi lạ thì không nên ăn.

Các mắt mía bên ngoài bị hỏng cũng không nên ăn.

Không ăn quá nhiều mía vì rất dễ bị chóng mặt, tăng cân.

 

Người bị tiểu đường, rối loạn trao đổi chất, người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn mía.

Người thể hàn, hay lạnh bụng cũng không nên ăn mía.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm