Ăn mỳ tôm có nóng không?
Đang tắm thì hết nước nóng, vợ gọi chồng thì nhận được câu lạnh nhạt "bật lắm tốn tiền điện", ngay hôm sau anh đã phải hối hận khi nhìn mâm cơm trên bàn / Cuồng thẩm mỹ, nữ sinh trung học "đập mặt xây lại" hơn 100 lần trong 3 năm: Bất chấp tai tiếng để vươn tới ước mơ làm idol
Cùng tham khảo bài viết này để cập nhật các thông tin thiết thực và lắng nghe những lý giải cũng như lời khuyên bổ ích của những chuyên gia đầu ngành nhé!
Ăn mì tôm có nóng không: Khoa học chưa ghi nhận mì gói gây nóng trong người
Như chúng ta đã biết, thành phần chính chứa trong mỗi gói mì ăn liền chỉ là bột lúa mì, chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ thực vật và các gói gia vị, gói rau sấy khô. Đi kèm với đó là một số loại phụ gia luôn có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế ban hành. Và bản thân bột lúa mì hay các gói gia vị kể trên không hề gây nóng cho người ăn.
Ngoài ra, chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành còn nhận định một gói mì nhỏ 75g cung cấp khoảng 350 Kcal trong đó năng lượng từ protein là 28 Kcal, lipit 117 Kcal và carbohydrate là 205 Kcal. Và nếu so với nhu cầu trung bình của người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2000 Kcal thì mì gói chủ yếu cung cấp năng lượng cho người dùng.
Có thể nói mì ăn liền chính là một thực phẩm cơ bản nên bạn hoàn toàn có thể kết hợp với các thực phẩm khác như thịt, trứng, rau xanh, hải sản,.. để tạo ra được một bữa ăn hoàn chỉnh và bao hàm đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Vậy tình trạng nóng trong người là do đâu
Theo nghiên cứu của PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm, bột đường và các chất béo thì thường có cảm giác nóng. Tuy nhiên nguyên nhân không chỉ là do bản thân các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể chúng ta cần phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa được các thức ăn này. Đó là còn chưa kể đến lượng nước cần cung cấp cho quá trình chuyển hóa các chất sinh năng lượng trong cơ thể bị thiếu hụt dẫn đến tình trạng khát nước và nóng trong người.
Thêm vào đó, PGS.TS Lê Bạch Mai còn chỉ ra rằng với bất kỳ 1 loại thực phẩm nào riêng lẻ nếu bạn sử dụng mật độ thường xuyên và không kết hợp với các thực phẩm khác thì cũng sẽ gây nên cảm giác nóng trong người và nổi mụn. Đó là do bạn không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng và cơ thể dễ bị mệt mỏi, táo bón cũng như thiếu nước.
Không có thực phẩm nóng – chỉ có bữa ăn xấu gây nên
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, không hề có thực phẩm nào là nóng nếu chúng ta biết cách để “kiến thiết” 1 bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng. Và mì ăn liền cũng không loại trừ, nếu bạn chỉ ăn duy nhất 3 bữa mì tôm / ngày mà không kết hợp với rau xanh, không có các thức ăn giàu đạm thì tình trạng táo bón, nhiệt miệng, nóng trong người là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Thậm chí ăn mì tôm như thế này còn có nguy cơ gây béo phì. Bạn có thể tham khảo bài viết ăn mì tôm có béo không tại azgiamcan.com để hiểu hơn lý do tại sao nhé.
Ngoài ra, người tiêu dùng nên chú trọng khi sử dụng thực phẩm cần phải điều chỉnh sở thích cá nhân phù hợp với tình hình sức khỏe và tình hình bệnh lý khác nhau. Theo đó bạn hãy kết hợp cách chế biến phù hợp để bữa ăn thực sự cung cấp các chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể và góp phần phòng ngừa bệnh tật. Tiêu biểu, đối với người bị cao huyết áp vẫn có thể sử dụng mì gói kết hợp thực phẩm giàu đạm và rau xanh nhưng không nên ăn thường xuyên.
Còn đối với một người trưởng thành thì việc sử dụng một tô mì nước sôi vẫn có thể thay thế bữa ăn vội nhưng các bữa khác trong ngày cần cân đối lại bằng việc ăn uống đa dạng hơn. Và qua đó, ta có thể thấy rằng mì tôm không phải tác nhân gây nên tình trạng nóng trong, mà chỉ có bữa ăn không hợp lý mới gây nên. Chính vì thế bạn cần biết cách biến tấu để mì gói vừa đa dạng và vừa đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày!
Hy vọng những thông tin trên sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi ăn mì tôm có nóng không. Ngoài ra bạn có thể tham khảo trang web https://azgiamcan.com/ để có nhiều thông tin hữu ích khác về giảm cân!
End of content
Không có tin nào tiếp theo