Đời sống

Ăn nhiều tinh bột có phải là thủ phạm gây tăng cân?

Tinh bột có mối liên quan tới cân nặng hay không là thắc mắc của không ít chị em đâu nhé.

7 loại rau củ giúp bạn tăng cân tự nhiên mà không cần dùng thuốc / Cách gói bánh chưng gạo lứt cực đơn giản, ai cũng có thể làm được: Chị em không muốn tăng cân sau Tết phải thử ngay!

Ăn nhiều tinh bột có bị béo phì không?

Ăn nhiều tinh bột có phải là thủ phạm gây tăng cân?

Tinh bột không phải là thủ phạm gây tăng cân. Nguồn ảnh: Internet

Vào năm 2015, Ủy ban tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng (SACN) của Vương Quốc Anh đã tiến hành đánh giá khoa học và xem xét mối quan hệ giữa carbohydrate và sức khỏe con người. Kết quả, họ không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh chế độ ăn nhiều tinh bột có liên quan đến tăng cân.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại phát hiện ra rằng, các loại thực phẩm giàu tinh bột khi kết hợp với các thành phần chứa nhiều chất béo như bơ, nước sốt, sốt kem… sẽ khiến chúng có lượng calo nhiều hơn.

Tóm lại, tinh bột không phải là “thủ phạm” của tăng cân mất kiểm soát. Việc bạn dư cân, béo phì là kết quả của việc ăn nhiều calo hơn mức sử dụng của cơ thể. Lượng calo này có thể đến từ bất kỳ nguồn nào: protein, chất béo, carbohydrate, rượu bia…

Thực phẩm là tinh bột lành mạnh

Ngũ cốc nguyên hạt

 

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp một lượng tinh bột và chất xơ đáng kể cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ và tinh bột trong ngũ cốc nguyên hạt giúp kéo dài cảm giác no và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu vitamin B, sắt, vitamin E, selen, kali và magiê.

Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều tinh bột và kali nhưng lại ít calo giúp món ăn có hương vị đậm đặc và lành mạnh hơn. Bí đỏ còn là nguồn beta-carotene dồi dào, có thể giúp ngăn ngừa tổn thương DNA của tế bào bạch huyết ở những người hút thuốc. Ngoài ra, ăn bí đỏ còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp.

Gạo lứt

Gạo lứt cung cấp hàm lượng tinh bột dồi dào cho cơ thể. Đồng thời, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, dễ tiêu hóa và không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Do đó, đối với những người bệnh tiểu đường, hạn chế nhận tinh bột từ cơm, có thể chọn gạo lứt để thay thế.

 

Khoai tây

Khoai tây là một thực phẩm giàu tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin B, mangan và kali dồi dào. Theo đó, bạn nên chế biến khoai tây bằng cách luộc, nướng hoặc nghiền, xào, không thêm muối, thêm một chút chất béo hoặc dầu. Còn khoai tây chiên hoặc các loại khoai tây chế biến với nhiều muối và dầu sẽ không tốt cho sức khỏe.

Khi chế biến khoai tây, nên sử dụng ít chất béo hoặc dùng chất béo không bão hòa đa như dầu oliu, dầu hướng dương. Với khoai tây nghiền, nên sử dụng sữa ít béo thay vì sữa nguyên chất hoặc kem. Khi luộc khoai tây, một số chất dinh dưỡng có thể thoát ra ngoài theo nước (đặc biệt là nếu đã gọt vỏ) nên chỉ luộc khoai với lượng nước vừa đủ ngập củ khoai và không luộc quá lâu.

Chú ý bảo quản khoai tây ở nơi mát mẻ, trong bóng râm và khô ráo để khoai không bị mọc mầm. Không nên ăn khoai tây bị xanh, bị hư hỏng hoặc mọc mầm vì chúng có thể chứa các độc tố gây hại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm