Ăn rau khoai lang chữa nhiều bệnh: Ai hay đau lưng mỏi gối, muốn giảm cân nhớ tích cực ăn nhiều
5 món canh dân dã giúp bạn hết đau đầu dai dẳng, an thần, ngủ ngon tới sáng / 4 món ăn gây hại gan hàng đầu được WHO liệt vào "danh sách đen", người Việt vẫn vô tư ăn mỗi ngày
Trong y học cổ truyền, rau khoai lang được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngọt, ích khí hư… Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh…
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng, dinh dưỡng trong rau khoai lang còn nhiều hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Điển hình như vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.
Đặc biệt, so với một số loại rau khác, lượng axít axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.
Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.
Những công dụng của rau khoai lang đối với sức khỏe
Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ:
Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn.
Phòng ngừa bệnh táo bón:
Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón.
Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
Giúp giảm cân:
Rau khoai lang có nhiều chất xơ nên khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu. Những người trong thời gian ăn kiêng giảm cân có thể ăn rau khoai lang luộc cùng với cơm, cháo… sẽ có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể:
Các nghiên cứu cho thấy, trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể.
Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione – một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
Chữa viêm khớp, thấp khớp:
Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.
Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối:
Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.
Với công dụng này bạn dùng lá khoai lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
Chống béo phì:
Trong rau khoai lang có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Chính vì thế, khi ăn rau khoai lang sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trị buồn nôn, ốm nghén:
Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn rau khoai lang
- Không nên ăn rau khoai lang lúc quá đói vì có thể gây hạ đường huyết quá mức, tổn hại sức khỏe (rau khoai lang vốn có tính hạ đường máu).
- Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.
- Không nên ăn rau khoai lang quá nhiều vì rau khoai lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn rau khoai lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.
Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức