Những lý do khiến chúng ta cảm thấy đói rất đa dạng. Tuy nhiên, đôi khi đói không có nghĩa là cơ thể chúng ta muốn nạp thức ăn, mà nó có thể là do chúng ta bị thiếu ngủ, mất nước hay thậm chí là do tâm lý.
Không ngủ đủ giấc là một trong những lý do khiến bạn ăn rồi mà vẫn cảm thấy đói. Ảnh: stylecraze.
Lý do là thiếu ngủ dẫn đến một sự đột biến ngắn hạn của hormone ghrelin - loại hormone làm tăng sự thèm ăn, đồng thời giảm hormone leptin - loại hormone làm ức chế cảm giác đói. Ảnh: minutemediacdn.
Cơ thể bị mất nước cũng là một trong những nguyên nhân bạn cảm thấy đói. Ảnh: medium.
Việc bạn đang theo một chế độ ăn kiêng cũng có thể là lý do khiến bạn cảm thấy đói. Ảnh: static.
Chế độ ăn kiêng thường cắt bỏ hoàn toàn các nhóm thực phẩm, chẳng hạn như protein, carbs hoặc chất béo. Mỗi nhóm thực phẩm này đều chứa các chất dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy cảm giác no. Ảnh: pillows.
Thậm chí, nghiên cứu còn cho thấy buồn chán cũng có thể là lý do khiến bạn cảm thấy đói. Ảnh: dubaiweek.
Nếu bạn đang cho con bú, bạn cũng sẽ cảm thấy đói nhiều bởi quá trình tạo ra sữa cần nhiều calo để bù cho những gì nó đang đốt cháy. Ảnh: nbcnews.
Nhiều người sau khi tập thể dục xong thường cảm thấy đói. Ảnh: skyandstars.
Việc không bổ sung đầy nước trước và trong khi tập thể dục có thể dẫn đến mất nước, điều này có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn so với bình thường sau khi tập luyện. Ảnh: dailymail.
Thậm chí, một chế độ ăn ít chất xơ chắc chắn có thể khiến bạn đói vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, để thức ăn trong dạ dày trong một thời gian dài hơn và cho chúng ta cảm giác no. Ảnh: express.
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức