Đời sống

Ăn tiết canh sao cho an toàn nhất?

Ăn tiết canh sẽ đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm, vậy ăn sao cho an toàn là điều mà nhiều người quan tâm.

Thực phẩm ăn vào giúp bạn xua tan mọi stress / Sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hại cả nhà

Mô tả ảnh

Ảnh minh họa.

Nguy cơ mắc bệnh rất cao từ tiết canh

Ở Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng các món tiết canh chế biến từ tiết sống lấy từ các loại động vật (gà, vịt, lợn, bò, chó), thậm chí uống tiết sống lấy từ rắn, dê. Tiết canh là món ăn tươi sống, sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với nước mắm hoặc nước muối nhạt để chống đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ. Cách chế biến tiết canh như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực từ Bắc đến Nam của người Việt Nam. Như vậy, tiết canh bản chất là tiết sống, mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là máu của các con vật (lợn, gà, vịt, chó...) đang bị nhiễm bệnh. Nếu lợn đang mắc bệnh thì nguồn tiết của nó sẽ chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng). Vì vậy, người ăn tiết canh từ các con vật này sẽ rất dễ mắc bệnh (liên cầu lợn, cúm gia cầm, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, giun, sán). Tuy nhiên, không phải ăn tiết canh xong mà bị bệnh ngay mà thường có một thời gian ủ bệnh. Chẳng hạn:

Bệnh lợn gạo là do sán dây trưởng thành ở người. Sán dây trưởng thành ký chủ ở ruột người. Những đốt già rụng dần theo phân ra ngoài với trứng. Trứng vào cơ thể lợn trở thành ấu trùng giống như hạt gạo khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ thường dùng để chế biến tiết canh. Nếu người ăn tiết canh của lợn gạo thì sẽ mắc bệnh sau vài ba tháng. Đầu tiên, sau khi vào ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Ở người cũng sẽ hình thành nang sán như ở cơ thể lợn.

Bệnh liên cầu lợn hay gặp nhất là thể nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố). Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau (xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa). Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng (sốc nhiễm khuẩn), biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, truỵ tim mạch, suy hô hấp và có thể bị tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu). Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn, biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được nếu không có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

Nếu ăn tiết canh gà, vịt rất dễ nhiễm virut cúm gia cầm (A/H5N1, H1N1, H7N9, H10N8) và nguy cơ mắc bệnh rất cao, có thể tử vong. Ngoài ra, nếu ăn tiết canh chó có thể có nguy cơ mắc bệnh dại nếu máu và thịt của chó đó bị nhiễm virut dại. Vì vậy, thông điệp là: “Nên bỏ thói quen ăn tiết canh càng sớm càng tốt”.

 

Cách ăn an toàn

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, món tiết canh chay đã “ra đời” để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Nguyên liệu:

Củ dền 30g

Bột rau câu 2g

 

Hành tây 30g

Mề chay 200g

Bột nêm, muối, tiêu, dầu ăn

Rau răm thái nhỏ

Lạc rang

 

Bánh đa

Bước 1: Cắt lát củ dền, cho thêm chút nước đun lấy 200g nước màu tiết canh.

Bước 2: Hành tây băm nhuyễn cho vào xào trong 2 phút. Mề chay cắt hạt lựu cho vào xào chung với hành tây trong 5 phút, rồi nêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Cho mề chay đã xào ra đĩa sâu lòng. Nấu nước củ dền cho bột rau câu rồi khuấy đều cho sôi rồi tắt lửa.

Bước 4: Đổ nước củ dền vào đĩa mề chay đã chuẩn bị trước đó, chờ đông rồi rắc hạt tiêu, lạc rang và rau răm thái nhỏ lên trên.

 

Món tiết canh chay có thể thưởng thức ngay khi vắt nước chanh và ăn cùng bánh đa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm