Đời sống

Ăn trứng lòng đào ngon nhưng có an toàn không? Chuyên gia trả lời khiến ai cũng ngỡ ngàng

Trứng lòng đào là món ăn được khá nhiều người yêu thích vì độ mềm ngọt, thơm ngon, béo ngậy nhưng theo các chuyên gia, ăn trứng lòng đào có thể mang lại một rủi ro về sức khỏe.

7 loại rau giàu collagen, vitamin bậc nhất: Phụ nữ từ 30 tuổi ăn nhiều giúp thải độc, tươi trẻ, sống thọ / 7 loại rau củ là ‘khắc tinh’ của khối u ác tính: Vừa ngon, vừa rẻ, dễ kiếm ở các chợ Việt Nam

1. Những rủi ro khi ăn trứng lòng đào

Khi ăn trứng lòng đào bạn có thể phải đối diện với nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Salmonella là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn hoặc nước uống và có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, ớn lạnh và nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn ở những đối tượng dễ bị tổn thương.

Salmonella có thể tồn tại trên các thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Không chỉ trứng lòng đào, bất kỳ thực phẩm nào có nguồn gốc động vật – như trứng, thịt gia cầm, thịt bò và cá đều có khả năng bị nhiễm khuẩn salmonella.

an-trung-long-dao-ngon-nhung-co-an-toan-khong-chuyen-gia-tra-loi-khien-ai-cung-ngo-ngang_1
Ảnh minh họa

2. Cách chế biến trứng lòng đào không quá sống

Theo chuyên gia dinh dưỡng, đối với người trưởng thành khỏe mạnh, khi chiên trứng nên chiên ít nhất trong vòng từ 2-3 phút cho tới khi lòng trắng trứng săn lại, khi lắc chảo lòng trắng không lắc lư hoặc không trong như thạch. Lòng đỏ trứng cũng không nên quá chảy. Bạn nên nấu trứng ở nhiệt độ từ 62-70 độ C.

Với món trứng gà luộc, bạn cần căn chỉnh thật kĩ càng nếu không sẽ không được như ý muốn, cụ thể như sau:

– Thông thường, luộc trứng trong 3-4 phút thì sẽ có lòng đào, lúc này lòng đỏ mới chỉ có phần bên ngoài đông, khi cắt ra thì lòng đỏ sẽ chảy sóng sánh rất hấp dẫn.

– Luộc 6 phút: trứng lòng đào đã đông đặc lại nhưng vẫn khá là mềm, chỉ có điều lòng đỏ không chảy ra nữa, khi ăn cảm nhận được vị dẻo.

 

– Luộc 10 phút: cả lòng đỏ và lòng trắng chín hoàn toàn.

3. Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

an-trung-long-dao-ngon-nhung-co-an-toan-khong-chuyen-gia-tra-loi-khien-ai-cung-ngo-ngang_2

Bảo quản trứng đúng cách có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Bạn nên bảo quản trứng trong tủ lạnh. Không nên để trứng ra khỏi tủ lạnh quá lâu trước khi nấu bởi nhiệt độ của trứng càng cao thì khả năng sinh sôi vi khuẩn cũng sẽ càng tăng lên.

Mặt khác, chúng ta không nên sử dụng những quả trứng đã bị nứt hoặc vỡ. Thêm vào đó, bạn nên rửa sạch trứng và đừng quên rửa tay trước khi nấu trứng để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn.

4. Những người không nên ăn trứng lòng đào

 

Hầu hết những người khoẻ mạnh không nên quá lo lắng về việc ăn trứng lòng đào. Theo chuyên gia, những người nên hạn chế ăn trứng lòng đào/trứng tái, trứng chảy là phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người già và những người có hệ miễn dịch kém, dễ bị tổn thương.

5. Ăn trứng chín có tốt hơn trứng lòng đào không?

an-trung-long-dao-ngon-nhung-co-an-toan-khong-chuyen-gia-tra-loi-khien-ai-cung-ngo-ngang_3

Ăn trứng đã được nấu chín sẽ an toàn hơn và cũng dễ tiêu hoá hơn. Một nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ dễ tiêu hoá protein trong trứng hơn nếu chúng được nấu chín. Con người sẽ sử dụng được 91% lượng protein có trong trứng đã được nấu chín, ở trứng sống, con số này chỉ là 51%.

Tuy nhiên, trứng chín quá kỹ cũng giảm bớt giá trị dinh dưỡng. Một nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng vitamin A có trong trứng có thể giảm từ 17-20% khi được nấu chín. Hàm lượng chất chống oxy hoá trong trứng cũng bị giảm đi trong quá trình nấu nướng.

Một nghiên cứu khác nữa cho thấy các phương pháp nấu trứng thông dụng như nấu chín bằng lò vi sóng, luộc và rán sẽ làm giảm từ 6-18% hàm lượng chất chống oxy hoá. Do đó, hãy lưu ý thời gian nấu trứng cũng như nhiệt độ để giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng của trứng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm