Ăn vải đầu mùa nhất định phải tránh 5 điều, chuyên gia cảnh báo điều đầu tiên nguy hiểm nhất
Những bộ phận "cực độc" của thịt lợn, nấu chín 100 độ C vẫn có thể gây hại cho sức khỏe / Ăn thịt theo cách này vừa được ăn thoải mái lại biến thành "thuốc bổ" cho sức khỏe
Những điều cần tránh khi ăn quả vải
Không ăn vải khi đói
Vải chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong phần thịt quả vải chứa đường (chủ yếu là glucoza chiếm 66%), protein, chất béo, vitamin C, A,B, axit xitric...
Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, nếu ăn vải tươi khi đói sẽ khiến trong cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Chính vì thế, để tránh những hiện tượng trên, hãy ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Vải là loại trái cây ngon ngọt, nhiều người thích nhưng loại quả này lại có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.
Người muốn giảm cân, người bị tiểu đường không nên ăn vải
Quả vải có hàm lượng đường rất cao, không tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Vì thế nếu những người muốn giảm cân hoặc bị tiểu đường hãy tránh ăn quả vải.
Bên cạnh đó, vải còn có tính nóng nên bà bầu cần hạn chế ăn vải.
Cơ thể nóng trong không nên ăn vải
Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.
Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.
Không ăn quá 10 quả vải/lần
Chuyên gia khuyên, không nên ăn quá 10 quả/lần, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Nếu ăn quá nhiều vải 1 lúc, có thể sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…
Đới với trẻ em, chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần. Nếu ăn cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn vì đã có nhiều trường hợp hóc vải, thậm chí mất mạng vì vải.
Đừng bóc lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải
Bên trong vỏ quả vải có một lớp màng trắng. Khi ăn vải, hãy ăn luôn cả lớp màng trắng này, mặc dù nó có vị hơi chát nhưng có tác dụng hạn chế bị nóng trong. Và bạn cũng nhớ ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, những phần đó đều có tác dụng phòng tránh sinh hỏa.
Ăn vải đúng cách như thế nào?
Để tránh bị ngộ độc vải, trước khi ăn vải uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30 g thịt nạc hoặc uống nước canh xương trước khi ăn vải. Việc làm như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Bạn ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Xử lý khi bị ngộ độc vải
Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này