Đời sống

Bà nội đòi trả tiền mới trông cháu, liệu có sai?

Nhiều người làm cha, làm mẹ, khi đi làm luôn có tư tưởng giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm.

Chuẩn bị đi nộp đơn ly hôn, bà nội của chồng bất ngờ yêu cầu một việc khiến anh thẫn thờ rồi thay đổi quyết định / Nên vo gạo mấy lần để cơm thơm dẻo mà không mất chất? 99% bà nội trợ không biết câu trả lời chính xác

Nhiều chị em cho rằng, chuyện bà nội đòi tiền mới trông cháu giúp là chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu vậy, khác gì thuê người giúp việc, khác gì coi bà như người ngoài. Về phía bà, bà làm như vậy thì còn nói gì đến tình yêu thương?

Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi đi làm là giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm. Nhiều bố mẹ vô tâm còn kệ con, cứ vi vu đi chơi như ngày còn chưa có con cái.

Câu chuyện bố mẹ như vậy đã dẫn đến tình trạng, cháu chỉ theo ông bà mà không hề theo bố mẹ. Nhiều trường hợp, người làm mẹ khó chịu vì sau này, cái gì cháu cũng làm theo ý bà, thậm chí là không nghe lời mẹ. Rồi lại đổ lỗi tại ông bà dạy hư cháu. Đấy là do lỗi của phụ huynh, lỗi của những người làm cha làm mẹ mải mê công việc, không dành thời gian chăm sóc con mình. Tối về lại khư khư với đống công việc còn dang dở, trong khi cả ngày đã máy tính, sổ sách. Như vậy là bố mẹ đã sai. Dù thế nào, buổi tối ngắn ngủi cũng nên dành trọn thời gian cho con. Có như thế, con trẻ mới quấn mình.

Chăm trẻ con không phải là chuyện dễ dàng, rất mệt mỏi. Vì vừa phải cho con ăn, phải vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh và ăn uống là hai công việc vô cùng vất vả. Cộng với việc bế ẵm, ru con ngủ. Người làm mẹ chắc chắn sẽ hiểu được nỗi vất vả của việc này. Người làm bà nội, tuổi tác đã cao, chuyện chăm cháu càng khó khăn và vất vả hơn nhiều. Vậy nên, quan điểm các bà đòi tiền trông cháu, tính ra thì là không hợp lý, vì tính toán tiền nong, vất chất thì còn gì là chuyện yêu thương. Nhưng, xét cho cùng, cũng không phải là không có lý. Nên con cái nếu gặp trường hợp như vậy, cũng đừng vội nổi khùng, nói ông bà này nọ, mà phải suy nghĩ lại, giải quyết cho chu toàn.

Bà nội đòi trả tiền mới trông cháu, liệu có sai? - 1

Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định.
(Ảnh minh họa)

Nhiều người cho rằng, đứng ở phương diện làm bà nội, bà có quyền đòi hỏi như vậy, cũng không có nghĩa là bà không yêu thương cháu. Người già khi về hưu có quyền được hưởng cuộc sống an nhàn. Trên thực tế, có nhiều ông bà mặc kệ con cái, thích làm gì thì làm, bỏ tiền ra thuê người giúp việc về chăm con cháu. Những lúc ông bà thích bế cháu sẽ tình nguyện bế, ẵm cháu. Còn việc vệ sinh, bếp núc, giặt giũ hay thậm chí là việc cơm nước, cho cháu ăn là việc của người giúp việc.

Tư tưởng ấy đâu phải là không hợp lý. Còn nếu, con cái muốn ông bà bế cháu cả ngày, phụ giúp cơm nước cho vợ chồng con cái đi làm thì hãy trả lương ông bà. Biết rằng, với bố mẹ và con cái không có chuyện tính toán tiền nong nhưng đòi hỏi ấy cũng đâu phải là không hợp lý. Đừng vội quy kết tư tưởng ấy của ông bà nội.

Phận làm con, nếu tâm lý ra, có thể kiếm được tiền nên để cho bố mẹ thảnh thơi. Nên thuê người giúp việc, làm những việc nặng nhọc trong nhà và chăm sóc con mình. Cũng không nên ỷ lại quá vào ông bà già cả, để tuổi xế chiều. Nếu bà nội tình nguyện là người chăm cháu, không đòi hỏi bất cứ điều gì lại là chuyện khác. Việc chăm con cháu quá sức của ông bà, phận làm con cũng đừng ỷ lại, đừng nghĩ rằng, cháu của ông bà là ông bà phải chăm.

Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm