Bác sĩ lấy gần 500g máu cục trong ngực nữ doanh nhân bị biến chứng thẩm mỹ
Nhà nào trồng cây chanh thì cũng như có "bảo bối" chữa bệnh cho trẻ / Chỉ đích danh những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh ung thư
Suýt nguy kịch tính mạng sau nâng "nâng cấp" vòng 1"ở bển"
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà- Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân là chị N.T.Q (33 tuổi), là chủ doanh nghiệp lớn ở Quảng Ninh.
Vốn là phụ nữ xinh đẹp, lại có điều kiện kinh tế nên khi thấy vòng 1 của mình cứ teo nhỏ dần sau khi sinh hai con, chi Q đã cảm thấy rất mất tự tin và muốn đi “nâng cấp” vòng 1. Thông qua trung gian giới thiệu chị Q. đã "khăn gói" sắm sửa lên đường ra tận nước ngoài để phẫu thuật nâng ngực.
Tuy nhiên vì không giỏi ngoại ngữ nên chị Q cũng không biết bệnh viện nào uy tín hay thực tế trình độ bác sĩ thế nào. Việc tư vấn các phương thức phẫu thuật, lựa chọn đường mổ, nội soi hay không nội soi, loại túi ngực của hãng nào, thể tích bao nhiêu, vị trí đặt trên cơ hay dưới cơ , các yếu tố thuận lợi và nguy cơ chỉ diễn ra một cách chóng vánh thông qua trung gian.
Máu cục và máu nước lấy ra từ bầu ngực của nữ doanh nhân. Ảnh BSCC
Các bác sĩ đã tiến hành nâng ngực cho chị nhanh chóng qua đường nách không cần nội soi.
Kể lại với bác sĩ Hà, chị Q. cho biết, 2 ngày sau thực hiện nâng ngực mặc dù còn đau nhiều nhưng chị cũng được khuyến khích xuất viện. Điều chị Q thấy mừng là bác sĩ cũng không yêu cầu chị phải mặc áo bó chuyên dụng cố định ngực vừa chặt vừa nóng giống như một số bác sĩ ở Hà Nội hay yêu cầu. Ngày thứ 4 chị đã lên đường về nước vì bác sĩ bảo không cần khám lại cho chị nữa.
Thế nhưng đến ngày thứ 8 sau mổ, chi Q. xuất hiện cơn đau dữ dội chính giữa ngực bên phải. Bầu ngực bên phải căng tức không chịu nổi và to lên một cách nhanh chóng. Ngay lập tức, chị thuê phiên dịch viên nói chuyện với bác sĩ bên nước ngoài, vị bác sĩ yêu cầu chị phải đến viện cấp cứu ngay.
Gia đình vội vàng đưa chị vào cấp cứu tại BV Hữu nghị Việt Đức. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức. Khi mở ra, trong khoang ngực có khoảng 500g máu cục và 500 ml nước máu đỏ tươi.
“Một mạch máu đường kính 1,5 mm đang tuôn trào theo nhịp đập của tim. Các bác sĩ đã phải dùng đến dao hàn mạch chuyên dụng để cầm máu cho bệnh nhân. Sau hơn 10 ngày nằm viện, bệnh nhân đã được ra viện”- PGS.TS Nguyễn Hồng Hà cho biết.
Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật nâng ngực có thể xảy ra từ 1- 5%
PGS.TS. Nguyễn Hồng Hà cho biết, biến chứng chảy máu sau phẫu thuật nâng ngực có thể xảy ra từ 1- 5% sau mổ tùy từng nghiên cứu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, trang thiết bị của bệnh viện, trình độ cũng như mức độ cẩn trọng của từng phẫu thuật viên.
Thường có hai thời điểm chảy máu hay gặp, thứ nhất là 24h sau mổ. Do trong lúc mổ các bác sĩ thường phải tiêm thuốc co mạch để hạn chế chảy máu trong mổ. Sau khi khi hết tác dụng của thuốc co mạch nếu các mạch máu lớn không được xử lý khâu, thắt hoặc đốt điện cầm máu thì sẽ giãn nở trở lại gây ra hiện tượng chảy máu sớm ngay sau mổ.
Thời điểm thứ hai thường là ngày thứ 7 đến ngày thứ 8 sau mổ. Đây là ngày mà các cục máu đông ở trong các mạch máu không được xử lý khâu buộc thắt hoặc đốt điện cầm máu tốt sẽ bong ra và rơi ra ngoài gây ra hiện tượng chảy máu thứ phát.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà trao đổi với phóng viên
“Do đó khi bị va chạm mạnh hoặc thực hiện một hoạt động mạnh sai tư thế mà người bệnh lại không mang áo và băng ép chuyên dụng bảo vệ ngực cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho chảy máu”- PGS.TS Hồng Hà cảnh báo.
Theo TS Hà, các phẫu thuật nói chung và nâng ngực nói riêng luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro. Vì vậy các bệnh nhân nên chọn lựa phẫu thuật ở các cơ sở uy tín không quá xa nơi mình cư trú. Nếu phải đi xa quá thì cần tìm hiểu rõ trang thiết bị của bệnh viện, trình độ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.
“Việc đi ra nước ngoài phẫu thuật nếu không tự mình tìm hiểu kỹ về trình độ các bác sĩ nước ngoài, trang thiết bị bệnh viện mà chỉ tin theo quảng cáo, facebook... thì kết quả nhiều khi không tốt bằng việc tìm được cơ sở hiện đại và bác sỹ tay nghề cao trong nước. Điều quan trọng là vấn đề theo dõi và xử lý các biến chứng sớm như chảy máu, nhiễm trùng sau mổ hay việc khám lại định kỳ hàng năm để kiểm soát bao sơ cũng như các biến đổi nhu mô vú sau mổ cũng không được thực hiện một cách đầy đủ để đảm bảo an toàn lâu dài”- TS Hà nói.
Tại Khoa PGS Hà cho biết thêm, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Tạo hình – Thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức đã và đang thực kỹ thuật phẫu thuật nâng ngực nội soi đường nách. Theo đó, toàn bộ phẫu trường sẽ được phóng to 5 - 6 lần lên trên một màn hình full HD, các phẫu thuật viên sẽ có thể quan sát rõ ràng vị trí của các mạch máu lớn , cố gắng tránh không tổn thương nó, còn nếu không tránh được thì phải thực hiện khâu, thắt hoặc đốt điện cầm máu kỹ càng trong mổ. Động tác này sẽ giúp giảm đáng kể cả 2 nguy cơ chảy máu sớm và muộn sau mổ xuống gần như rất rất thấp. Kỹ thuật này đã được BS Hà báo cáo tại Hội nghị Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Quốc tế tại Miami, Hoa kỳ 2018 và được bạn bè thế giới đánh giá rất cao. Nhiều bác sĩ trẻ đến từ các nước châu Á và trong khu vực đã tỏ ý mong muốn đến Việt Nam để được trao đổi học hỏi thêm về kỹ thuật này. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này