Đời sống

Bài học làm người của Khổng Tử và Tào Tháo khiến suy nghĩ của bạn hoàn toàn thay đổi

Đây đều là những bậc triết gia, họ để lại những lời răn dạy muôn đời giá trị. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

10 chân lý 'mặc kệ đời' giúp bạn sống ung dung, tự do hạnh phúc / Ngày cưới, mẹ chồng cho 20 cây vàng nhưng khi làm lễ xong lại kéo con dâu vào phòng đòi lại với lý do vô cùng bất ngờ

Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng, lời dạy và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).

Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.

Tào Tháo là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong Trung Quốc, hầu hết đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa". Hành động "Phụng thiên tử để lệnh chư hầu" của ông đã khai sáng ra một tiền lệ mới cho những đế vương khai quốc đời sau học theo, điển hình và thành công nhất là Đường Cao Tổ Lý Uyên. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến phong kiến tương lai mà còn ảnh hưởng đến các nước đồng văn như Việt Nam hay Nhật Bản. Vì vương triều Tào Ngụy của Tào Tháo vẫn chưa hoàn thành được đại nghiệp thống nhất nên trong mắt Nho giáo truyền thống ông chỉ là kẻ gian tặc thoán nghịch.

Tuy nhiên kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận khác khách quan hơn về Tào Tháo. Những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của như Lỗ Tấn hay Quách Mạt Nhược đều đánh giá Tào Tháo là anh hùng. Mao Trạch Đông từng đánh giá Tào Tháo là vị đế vương mà ông khâm phục nhất, gọi ông là "vua của các vua".

anh1

Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số đạo lý dạy và người của Khổng Tử và Tào Tháo

Cách làm người của bậc thánh nhân

+ Thành tín: Nói lời phải thành thật, phải có độ tin cậy

+ Chí hướng: Người bình thường không thể làm lung lay, thay đổi chí hướng của bản thân

+ Đạo hiếu: Một trăm việc thiện chữ hiếu đứng đầu

 

+ Bạn bè: Nên giữ tình bạn ở mức thân mật phù hợp

+ Khoan dung: Là một loại cảnh giới

Đạo hành xử của bậc thánh nhân

+ Đối với lời nói không có căn cứ người thông minh sẽ biết cách chấm dứt

+ Dục tốc bất đạt, đừng nên ham muốn những lợi ích cá nhân

 

+ Không nên khoe khoang, nói được nên làm được

+ Lấy trung lấy nghĩa để làm việc, hành xử phải giữ trung thực

Làm người một cách vui vẻ, sống một cách vui vẻ

+ Hoàng liên vi tiêu, khổ trung tầm lạc (tạm dịch: hoàng liên vị vốn đắng, nếu loại bỏ vị đắng đó mới tìm thấy vị ngọt, cũng giống như con người tìm vui trong sự khổ hạnh)

+ Một người không suy xét tương lai lâu dài, tất sẽ có khó khăn ngay trước mắt

 

+ Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính bản thân mình

+ Vui vẻ chính ở sự lựa chọn của bản thân chúng ta

Làm người một cách vui vẻ, sống một cách vui vẻ

+ Tình cảm dạt dào như nước, vô lo vô sầu muộn như núi

+ Cảnh giới làm người tốt nhất: Thái độ làm người ung dung

 

+ Thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính bản thân mình

Tu thân dưỡng tính, củng cố nền tảng làm người cơ bản

+ Những sự việc khiếm nhã vô lễ chớ nên hành động, hãy để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác

+ Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

+ Qua gian nan thử thách trông gai mới có thể biết được phẩm chất đạo đức của con người

 

+ Hãy làm chuyên gia trong lĩnh vực hiểu biết của bản thân mình

Biết tự hướng nội tự kiểm điểm, hiểu thế nào là cảm ơn con người mới có thể thành công ở mọi nơi

+ Hãy tự hướng nội bản thân ba lần một ngày

+ Khiêm tốn là một loại đức hạnh

+ Việc nhỏ không nhẫn nhịn được sẽ làm ảnh hưởng tới đại cục

 

+ Ở đời không sợ không có chỗ đứng trong xã hội, mà chỉ sợ không có năng lực để đạt được chỗ dứng đó.

+ Hãy học cách biết cảm ơn.

Biết cương biết nhu đúng lúc, không nên vì thỏa mãn ham muốn nhất thời

+ Chỉ làm vương không xưng đế, không quan tâm tới danh lợi nhất thời

+ Biết cương biết nhu đúng lúc, thích nghi với mọi hoàn cảnh

 

+ Biết cách thỏa hiệp, tiến lùi đúng lúc, đúng mức độ

+ Cúi đầu là một loại trí huệ

Dũng cảm thận trọng, dám nghĩ dám làm mới đạt được sự nghiệp

+ Không chấp vào khuôn phép cũ mới có thể đạt được thành tựu lớn

+ Thiện đãi với mọi người là năng lực cạnh tranh tốt nhất

 

+ Dám nghĩ dám làm tích cực hành động mới có thể thành công

Mượn lực sử dụng lực, thiện đãi với những nhân tố xung quanh

+ Dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của tập thể, có tinh thần hợp tác

+ Không dựa vào một khuôn mẫu, mới có thể đứng dậy phát triển

+ Có tấm lòng khoan dung rộng mở, mới có thể tìm được người đại tài trong những kẻ tiểu nhân

 

+ Nhảy ra khỏi vòng tròn bó buộc nhỏ hẹp, mới có thể kết giao với những người tài giỏi ở ngoài vòng tròn

+ Có tầm nhìn xa vĩ đại, thiện đãi với cấp dưới

Dự đoán tình hình chung, để chuẩn bị tinh lực tính toán mưu kế

+ Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần bắt tay từ những chi tiết nhỏ nhất

+ Người có tầm nhìn xa trông rộng, cần có sự dự đoán định trước sự việc

 

+ Muốn đạt được nguyện vọng về một việc nào đó, trước tiên hãy biết cho đi

Trong thuật tùy cơ ứng biến, lãnh đạo là một môn học của đại học

+ Đối với những nhân tố bất lợi ảnh hưởng tới sự phát triển của sự nghiệp cần kịp thời loại bỏ nó

+ Thưởng phạt nhất định phải phân minh

+ Phong cách quản lý linh hoạt đa dạng

 

+ Dùng người cũng có thể nghi ngờ người, nghi ngờ người cũng vẫn có thể dùng người.

Khổng Tử và Tào Tháo, một văn một võ, một người là biểu tượng của học vấn, tri thức, một người là biểu tượng của uy phong, quyền thế. Cuộc đời của họ chính là tấm gương lớn cho hậu thế soi mình đối chiếu. Những đức tính quý báu nhất được cả hai con người này tâm đắc chính là sự khoan dung, thành tín, lấy thiện đãi người. Rốt cuộc, muốn thành công thì phải biết đặt mình thấp hơn người khác, luôn phải biết hướng nội tìm sai, tu sửa bản thân. Chỉ cần nắm được những bí quyết ấy, đảm bảo bạn sẽ có một cuộc đời không hề vô nghĩa!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm