Bạn cần tránh ăn các thực phẩm này khi bị viêm khớp
Những thực phẩm này cực kỳ bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai giờ sẽ trở thành "thuốc độc, cần tránh ngay / Đừng tưởng uống nước là tốt, cứ uống theo kiểu này còn phá huỷ tim - thận nhanh hơn cả nhiễm độc
Viêm khớp là bệnh gì?
Viêm khớp cần tránh thịt đã qua chế biến. Nguồn ảnh: Internet
Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn. Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp: viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.
Viêm khớp dạng thấp: đây là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.
Thực phẩm cần tránh khi bị viêm khớp
Thịt đỏ đã qua chế biến: Các sản phẩm như xúc xích nhiều chất béo, bánh mì kẹp thịt dễ gây viêm và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về khớp do các loại thịt chế biến quá kỹ này có chứa nitrit và purin. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMC Musculoskeletal Disorders đã chỉ ra rằng ăn nhiều thịt đỏ tươi có liên quan đến việc giảm nguy cơ thay khớp háng so với thịt chế biến sẵn. Do đó, những người bị đau nhức xương nên ăn thịt nấu chín bình thường thay vì ăn thịt chế biến sẵn.
Đồ uống có đường: Nhìn chung, đồ uống có chứa đường bổ sung, chẳng hạn như nước ngọt có ga và nước chanh hoặc trà có đường, cũng có liên quan đến chứng viêm. Điều này có thể góp phần làm gia tăng các vấn đề về khớp. Do vậy, uống quá nhiều nước ngọt có ga và đồ uống có đường khác dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.
Thức ăn nhanh, bơ hoặc thức ăn chiên kỹ: Bởi chúng có thể kích thích phản ứng viêm, làm giãn mạch, khiến tình trạng đau khớp càng trở nên trầm trọng.
Các món ăn mặn, nhiều muối: Dung nạp quá nhiều muối trong cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng natri, đồng thời làm giảm khả năng hấp thụ canxi, dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp và viêm khớp mãn tính.
Thịt mỡ, bơ, thịt nguội, chà bông, xúc xích: Đây là nhóm thực phẩm gây tăng lipit máu bất lợi, tăng phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp.
Ngoài ra, người bệnh xương khớp cũng nên tránh các loại thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê… để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc