Bàn chân xuất hiện 4 dấu hiệu này chứng tỏ đường huyết tăng cao, ai không có thật đáng chúc mừng
Cả đời ít khi ốm đau bệnh tật nếu có thói quen đơn giản này / 2 mẹo 'hô biến' môi thâm thành căng mọng, hồng hào
Ngứa chân
Theo các chuyên gia cho biết nếu bạn đột nhiên bị ngứa chân là một trong những dấu hiệu điển hình khi lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều, đặc biệt là ở vùng da chân.
Đau nhức chân
Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường thì các mạch máu sẽ hoạt động không được thuận lợi, cho nên nếu đi bộ một đoạn dài bạn sẽ cảm giác rất đau ở vùng chân. Khi đó, dừng lại nghỉ một chút lại thấy đỡ. Tình trạng này được gọi là chân khập khiễng do tiểu đường gây ra.
Nếu bệnh nặng hơn nữa, các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Đây chính là giai đoạn tiến triển thêm một mức nặng hơn, tạo thành giai đoạn “nghỉ ngơi cũng đau”. Tức là bạn không đi lại, chân vẫn đau đến mức cảm thấy rõ ràng, thậm chí sẽ đau suốt đêm khiến bạn mất ngủ.
Ngón chân có màu trắng bệch
Nếu như một ngày bạn thấy các ngón chân bỗng nhiên chuyển sang màu trắng, hoặc da chân có xu hướng sáng bệch hơn, sẽ có hai tình huống chính xảy ra đó là có thể bạn đã bị bệnh gan, hoặc bị tiểu đường.
Lúc này, bạn cần quan sát thêm các dấu hiệu khác trên cơ thể để phán đoán xem khả năng mắc bệnh nào nhiều hơn. Nếu là tiểu đường thì sẽ đi kèm một số dấu hiệu như: liên tục khát nước, sụt cân bất thường, đi tiểu nhiều lần, thị lực yếu đi…
Vết thương ở chân mãi không lành
Khi bạn thấy mình có vết thương ở chân nhưng chúng lâu lành quá mức quy định thì nên đi kiểm tra đường huyết. Bởi khi mức đường huyết không được kiểm soát có thể gây tổn thương thần kinh và khiến sự lưu thông máu không tốt.
Đồng thời, Khi tuần hoàn máu chậm lại, các tế bào hồng cầu di chuyển chậm hơn. Điều này khiến cơ thể khó vận chuyển chất dinh dưỡng cho vết thương. Chính vì thế, các vết thương sẽ có xu hướng lành chậm hoặc có thể hoàn toàn không lành.
Cách để phòng tránh bệnh tiểu đường
– Nên duy trì cân nặng hợp lý: Theo các chuyên gia cho biết nếu bạn đang nặng 90kg, mục tiêu giảm cân của bạn là từ 5-10kg. Và một khi đã giảm cân thì bạn cần phải tích cực duy trì được số cân nặng đã giảm.
– Nên có chế độ ăn uống mỗi ngày nên chứa ít chất béo và đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.
– Bạn nên tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.
– Nên thường xuyên khám sức khỏe tổng quát: Càng có tuổi, bạn càng cần phải đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết của mình như thế nào để ngăn ngừa tiểu đường loại 2.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con dâu đi làm tóc, mẹ chồng buông lời bóng gió, chồng liền lên tiếng khiến bà “tối mặt”
Con trai chăm vợ bị mẹ chồng phản đối gay gắt: "Chiều vợ lắm để nó trèo đầu", bất ngờ lời đáp của hai nhân vật chính khiến bà phải đổi thay
Món ăn này chứa đầy “báu vật”, nhuận phổi, dưỡng dạ dày, lại rẻ, tiếc là nhiều người không biết ăn
Mẹo đuổi chuột không dám bén mảng vào nhà nhờ các loại gia vị trong nhà bếp
Tử vi ngày 15/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Tuất đón tin vui, tuổi Tý gặp may mắn trong sự nghiệp
Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ