Bạn có cảm nhận được không: Thế gian này, người cô độc nhất là cha, ít được ca tụng nhất cũng là cha
Những cánh rừng cổ tích bạn không dám tin là có thật / Bố mẹ chồng đòi từ mặt con dâu vì đòi ra ở riêng
Tục ngữ nói: “Công cha như núi Thái Sơn”
Núi kia cao ngút lại âm thầm
Sừng sững mà ẩn mình trong sương khói
Núi kia chất phác giản đơn
Lại ẩn chứa biết bao điều kỳ diệu.
Trên thế giới này, người khó hiểu được nhất chính là cha. Một mặt cha dạy bảo con tiết kiệm, mặt khác lại lẳng lặng cho con tiền tiêu vặt. Cha trách mắng con mắc lỗi lầm, trong thâm tâm lại không nỡ thấy con bị trách mắng. Cha chưa từng khen con tài giỏi thế nào, trong thâm tâm lại vô cùng tự hào. Cha không muốn con yêu sớm, trong thâm tâm lại hy vọng tương lai con sẽ có một gia đình hạnh phúc.
Trên thế giới này, người yêu con nhất mà không biểu lộ ra chính là cha. Cha vui lòng làm ngựa cho con cưỡi. Cha dám vì con che chắn phong ba.
Trên thế giới này, người gánh vác gánh nặng nhất cho con chính là cha.
Trên thế giới này, người cô độc nhất cũng là cha.
Trải qua nhiều phong ba nhất là cha.
Được ca tụng ít nhất cũng là cha.
Cha ơi!
Sau này, con cũng muốn sẽ nắm bàn tay thô ráp của cha, như cha khi xưa nắm bàn tay nhỏ nhắn của con, để cùng đi bên cha hết quãng đường.
Có nhà thơ khuyết danh viết rằng:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh мôпɡ không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha”.
Trong đường đời muôn lối tất bật ngược xuôi, cuộc sống với bao lo toan bề bộn cuốn trôi, khi ngoảnh đầu lại thì mẹ cha đã như lá úa trên cây, chỉ cơn gió thoảng là rụng rơi về nguồn cội.
Nếu có bao tình cảm yêu thương, săn sóc chưa kịp bày tỏ với mẹ cha, thì hãy tranh thủ thời gian khi lá vẫn còn xanh, chớ để lá vàng rụng rơi rồi mới chìm sâu trong hối tiếc.
Cha cho con dưỡng chất để lớn lên
Tình yêu thương của cha vô cùng quan trọng, nhưng ngày nay, nhiều gia đình lại thiếu vắng nghiêm trọng sự giáo dục của người cha. Ở công viên, mẹ nắm tay con đi dạo, trên bàn ăn, chỉ có mẹ ăn cơm cùng con. Sự thiếu vắng của người cha có rất nhiều nguyên nhân.
Quan niệm truyền thống cho rằng“đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ chăm sóc gia đình”, điều này khiến rất nhiều người cha cho rằng dạy dỗ con cái là việc của vợ. Còn người mẹ thì đóng vai trò “người giữ cửa” trong việc giáo dục gia đình, xem việc dạy con cái là nhiệm vụ của mình, không muốn để chồng can dự quá nhiều, dẫn đến việc người cha thiếu khả năng chăm sóc con.
Ngoài ra, với áp lực cuộc sống, cha mang trên vai gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, khó mà có thời gian để dạy con. Có những người cha bận rộn công việc, đi sớm về khuya, thậm chí một tuần hay một tháng không gặp được các con.
Thế nhưng, đôi khi nhân tố lớn nhất của việc con cái thiếu sự dạy dỗ của cha là do người cha thiếu ý thức về vai trò của mình. Nếu một người cha càng có ý thức trong việc giáo dục con thì sẽ càng đầu tư vào việc dạy con. Khi những vai trò khác xung đột với vai trò làm cha thì cũng sẽ ưu tiên nghĩ đến vai trò làm cha nhất.
Khi nuôi dạy con cái, người mẹ thường tỏ ra dịu dàng, quan tâm, tinh tế…, nhưng con trẻ không được cha dạy dỗ thì lại không thể học theo cha có được những phẩm chất đặc biệt như phóng khoáng, mạnh dạn, hướng ngoại, sau này sẽ gặp nhiều vấn đề trong quan hệ với bạn học, bạn bè và đồng nghiệp. Khi tư vấn tâm lý trẻ em, có không ít các bé không có quan hệ xã hội tốt, đa số đều có liên quan đến việc cha lâu ngày không can dự vào việc giáo dục con cái.
Trong quá trình biến đổi giới tính của con, cha làm hình mẫu cho những hành động nam tính, các bé trai sẽ xem cha là hình tượng để mình trở thành trong tương lai, các bé gái thì thấy được những phẩm chất nam tính ở cha, các bé gái ở độ tuổi dậy thì thậm chí còn dùng hình ảnh của cha làm hình mẫu để chọn chồng trong tương lai. Những bé gái thiếu thốn tình yêu thương của cha có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc giao tiếp với bạn khác giới, ví dụ như trẻ sẽ lo lắng hơn khi đối diện với bạn khác giới hoặc cũng có thể sẽ bắt đầu hẹn hò sớm hơn.
Người cha sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè của trẻ. Những trẻ thiếu đi sự dạy dỗ và tình yêu thương của cha thường sẽ không hòa nhập, rụt rè, nhút nhát. Một số những cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng việc bị thiếu sự giáo dục của cha có mối quan hệ với vấn đề phạm tội, các bé trai lớn lên trong gia đình mẹ đơn thân nuôi con thì càng có khả năng có hành vi bạo lực, tỉ lệ phạm tội cũng cao hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ