Đời sống

Bạn đã biết bảo quản sữa mẹ đúng cách?

Việc bảo quản sữa đúng cách có thể giúp bạn dự trữ được nguồn sữa mẹ an toàn cho em bé.

Sai lầm khi luộc rau vừa mất chất, vừa độc hại người Việt vẫn làm hàng ngày / Công thức làm đẹp với muối ăn có thể bạn chưa biết

Nên dự trữ bao nhiêu sữa mẹ?

Bạn đã biết bảo quản sữa mẹ đúng cách?

Ảnh minh họa.

Khi vắt sữa, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên bài tiết hormone prolactin làm cơ thể mẹ tạo sữa nhiều hơn. Theo đó, trung bình mỗi ngày mẹ có thể vắt sữa được từ 5 – 7 lần. Tuy nhiên, lượng sữa thực tế cần dự trữ sẽ tùy thuộc vào khả năng tiết sữa mẹ nhiều hay ít và nhu cầu dinh dưỡng của bé.

Ngoài ra, với cách bảo quản sữa mẹ đúng thì mỗi dụng cụ chứa sữa nên có dung tích từ 60 – 120ml để tránh tình trạng lãng phí nếu bé không dùng hết. Bên cạnh những dụng cụ gợi ý ở trên, trong trường hợp bảo quản sữa đông lạnh, bạn có thể tận dụng khay đựng nước đá đã được sửa sạch và tráng lại với nước sôi. Với cách này, bạn có thể dự trữ được một lượng sữa nhất định và dễ dàng rã đông khi cho bé uống.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Ở nhiệt độ phòng: Sữa mẹ mới vắt có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng khoảng 35oC trong 4 – 7 giờ. Nếu bạn không dùng sữa đó sớm, hãy bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

Tủ lạnh cách nhiệt: Sữa mẹ mới vắt có thể được để trong tủ ướp lạnh cách nhiệt với đá đến 1 ngày. Sau thời gian này, bạn nên cho bé dùng sữa hoặc chuyển qua dụng cụ đựng sữa chuyên dụng (túi, hộp) rồi cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông.

 

Tủ lạnh: Sữa mẹ để trong tủ lạnh ở 0oC có thể giữ được đến 8 ngày.

Sữa bảo quản trong tủ đông: Sữa mẹ trữ trong tủ đông ở khoảng -20oC sẽ giữ được trong vòng 2 tuần. Nếu tủ ủ đông có một cửa tách biệt và có nhiệt độ khoảng -35oC thì sữa mẹ có thể để được từ 3 – 6 tháng (điều này còn phụ thuộc vào tần suất đóng mở cửa tủ). Nếu bạn có tủ đông kín, ít bị mở ra và nhiệt độ khoảng -40oC thì sữa có thể giữ được trong 12 tháng.

Bạn nên dùng sữa càng sớm càng tốt. Vài nghiên cứu khuyên rằng bạn bảo quản sữa càng lâu, dù trong tủ lạnh hay tủ đông, lượng vitamin C có trong sữa sẽ bị mất nhiều hơn. Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng để sữa trong tủ lạnh hơn 2 ngày có thể làm giảm tính năng tiêu diệt vi khuẩn của sữa mẹ và việc trữ đông lâu có thể khiến hàm lượng chất béo trong sữa giảm.

Cách rã đông sữa mẹ

Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.

 

Nếu trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.

Lưu ý hâm sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.

Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.

Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi.

Có nên cho bé dùng tiếp lượng sữa còn thừa lại từ những lần bú trước ?

 

Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng: không biết có nên cho bé dùng tiếp lượng sữa mà còn thừa lại từ những lần bú trước được dự trữ trong bình hay không?

Câu trả lời là không, bởi nếu bú tiếp lượng sữa còn dư thừa từ những lần bú trước, sẽ khiến cho bé rất dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì thế, bạn cần nhớ là sau mỗi lần cho bé bú sữa mẹ bảo quản, nếu bé không bú hết hãy vứt số sữa còn lại đi.

Lưu ý

Để đảm bảo vệ sinh, trước khi bắt đầu vắt sữa cho trẻ, bạn nên rửa sạch tay với xà bông diệt khuẩn và nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo chắc chắn rằng bình đựng sữa cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Việc chọn bình chứa sữa cũng rất quan trọng, các chuyên gia khuyên bạn nên chọn bình chứa sữa là chai có chất liệu bằng nhựa hoặc thủy tinh có khả năng chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, sao cho bạn có thể để sữa vào được ngăn đá của tủ lạnh hoặc dội qua nước sôi.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm