Bạn đã biết cách để không bị bệnh khi thời tiết giao mùa
7 cách phòng ngừa cảm cúm, viêm đường hô cấp khi giao mùa / Cách làm nước chanh gừng sả cho ngày giao mùa
Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa
Ảnh minh họa.
Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ.
Cách phòng bệnh khi giao mùa
Ăn uống đủ chất
Bạn hãy tăng cường các loại rau, củ, quả, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C…
Giữ ấm cơ thể
Hãy mặc quần áo dài, đội mũ, đi giày và đeo khẩu trang khi ra đường. Nên chọn những quần áo làm từ vải len mỏng hoặc cotton vì chúng vừa có khả năng thấm hút mồ hôi, vừa có khả năng giữ ấm cho cơ thể. Luôn chú ý giữ ấm cho đôi chân, điều này rất quan trọng.
Uống nhiều nước
Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp...), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu.
Rửa tay thường xuyên
Khi bạn bị ốm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.
Súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
Ăn tỏi
Tỏi chứa allicin, một hợp chất chống lại các tác nhân gây bệnh. Các nhà nghiên cứu Anh chỉ ra rằng những người có thói quen ăn tỏi giảm hơn 30% nguy cơ bị cảm lạnh. Đặc biệt người ăn khoảng 6 tép tỏi một tuần giảm 30% bệnh ung thư đại trực tràng và hơn 50% nguy cơ ung thư dạ dày. Bạn có thể cho thêm tỏi vào món ăn của mình khi chế biến. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là ăn sống.
Ngủ đủ giấc
Mất ngủ hoặc ngủ quá ít đều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi bạn mất ngủ, các tế bào trong cơ thể không kịp phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Sức đề kháng của cơ thể giảm, làm bạn dễbị nhiễm bệnh. Hãy ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày. Cố tránh những việc gây đầu óc căng thẳng. Stress cũng là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể. Trước khi đi ngủ, hãy ngâm châm vào chậu nước nóng có pha thêm chút muối. Việc giữ ấm cho đôi chân sẽ tạo cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Việc tập thể dục thường xuyên giúp
Tăng cường vận động: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp làm nóng cơ thể và lưu thông máu tránh được triệu chứng mệt mỏi và nhiễm trùng năng lượng. Quá trình tập luyện thể thao sẽ khiến cơ thể bị khát nước, giúp bạn uống nhiều nước hơn - điều này có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố một cách dễ dàng và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực, phòng tránh bệnh tật đặc biệt là bệnh cảm lạnh và cảm cúm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái mệnh Kim, nhì trai mệnh Thủy', có ý nghĩa gì?
Mẹo hay giúp giữ đệm luôn sạch sẽ, thơm tho như mới
Chiều cao và phong thái vượt trội của Barron Trump - Con trai út ông Donald Trump
Mẹo chọn mua trứng vịt lộn tươi mới và luộc trứng thơm ngon
4 con giáp thông minh nhất, đều đứng đầu về chỉ số IQ và EQ, Ai là số một?
Tác dụng 'thần kỳ' của nước chanh sả mật ong mà nhiều người không nghĩ tới