Bạn đã sử dụng đinh lăng đúng cách hay chưa?
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải học cách sử dụng chúng như thế nào cho hợp lí để vừa mang lại hiệu quả cao nhất, vừa tránh việc lạm dụng quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đinh lăng ( tên gọi khác là nam dương lâm, gỏi cá) là loại cây nhỏ có chiều cao trung bình từ 0,8 đến 1,5m, thuộc giống lá kép, mọc so le, 3 lần xẻ lông chim, phía mép có răng cưa.
Hoa màu trắng xám, mọc thành từng khóm, tập trung ở đầu cành. Quả nhỏ có kích thước khoảng 3-4mm. Mùa hoa quả của loại cây này thường rơi vào khoảng tháng 4-7 hằng năm.
Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều được tận dụng. Ta có thể thu hái lá đem sơ chế rồi phơi khô hay dùng kèm với gỏi cá, nem chua. Quả và thân thường được dùng để ngâm rượu, làm thuốc.
Theo đông y, đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Trong thành phần của đinh lăng chứa tới 8 loại saponin oleaneane và hơn 20 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là methionine, cystein, lysin…
Gọi đinh lăng với cái tên “nhân sâm của người nghèo” quả không sai. Tùy vào từng bộ phận của cây mà cách sử dụng và hiệu quả mang lại cũng khác nhau:
- Phần thân và rễ: có khả năng tăng tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết.
- Lá cây có khả năng giải độc, chống ho ra máu, kiết lị, dị ứng hiệu quả.
Đinh lăng thường được sử dụng trong điều trị suy nhược cơ thể, thấp khớp, ho ra máu, nhức đầu, tiêu hóa kém.
Cách dùng và liều lượng
Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng 1- 6 g phần rễ và từ 30–50g phần thân. Đối với phần lá, nên dùng từ 50-100g. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể sắc để uống, ngâm rượu hay chế biến thành các món ăn,… đều mang lại hiệu quả.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng
Thành phần saponin chứa nhiều trong rễ đinh lăng có tính khuếch tán gây vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi thật sự cần thiết và phải đảm bảo đúng cách, đúng liều lượng. Ngoài ra, chất ancaloid trong cây còn gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt khi bạn lạm dụng quá mức. Sau đây là một vài lời khuyên của bác sĩ mà bạn nên tham khảo:
- Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ bị sẽ say thuốc, làm xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Nên sử dụng rễ đinh lăng có có tuổi thọ từ 3-5 tuổi trở lên.
- Người bệnh gan, phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
- Khi sử dụng đinh lăng, cần tham khảo và tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹo cực hay rửa sạch xoong nồi bị cháy không cần tốn sức
Người xưa dạy: 'Lưng rùa, eo rắn chớ kết bạn, liếc mắt nhìn người chẳng cần dao'
Giật mình vì thói quen sử dụng máy giặt không đúng cách của bà nội trợ
'Đàn ông sợ tháng tám, đàn bà sợ tháng mười hai âm lịch' nghĩa là gì? Tại sao đàn ông sợ tháng 8? Vấn đề ở đây là gì?
Lấy được vợ thuộc 4 con giáp này là điều may mắn cả đời của mỗi người đàn ông, gia đình bạn có ai không?
Lời người xưa: 'Mặt vuông chữ điền, hết tiền lại có', ý nghĩa là gì?